Trang

6 thg 7, 2012

Mục đích của Bà Hillary Clinton đến Việt Nam?

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng đã đưa, ngày 04/06/2012 Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta đã hội đàm chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Trước khi buổi hội đàm diễn ra ngày 04/06/2012, Ông Panetta đã có chuyến thăm lịch sử đến Vịnh Cam Ranh ngày 03/06/2012 và thăm tàu tiếp vận USNS Richard E. Byrd đang được bảo dưỡng tại đây. Được biết Ông Panetta là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đầu tiên kể từ khi Hoa Kỳ rút quân khỏi căn cứ sau Hiệp Định Paris 1973.
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Bộ trưởng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta.
Căn cứ Cam Ranh là một quân cảng quan trọng, và có thể nói ai quản lý Cam Ranh là người kiểm soát Biển Đông và con đường thông thương huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên phía Bắc Thái Bình Dương.

Năm 1964 Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu địa hình cảng Cam Ranh chuẩn bị mở rộng cuộc chiến bảo vệ miền nam Việt Nam ra miền Bắc. Và đầu năm 1965 sau khi Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và đánh đắm một chiếc tàu trọng tải 100 tấn của Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho bộ đội cộng sản ở miền Nam tại Vũng Rô (trong vùng Đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên) Hoa Kỳ quyết định xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ Hải Không quân.

Từ năm 1965 đến năm 1973 Cam Ranh là một cứ điểm quan trọng của Hải Quân Hoa Kỳ và tiếp liệu cho toàn cuộc chiến đều ra vào qua cảng Cam Ranh.

Tiếp theo sau sự kiện quan trọng này, sáng nay ngày 06/07/2012. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Bà Hillary Clinton sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự kiến sẽ tới Pháp, Nhật, Mông Cổ, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel.

Chuyến thăm của bà Hillary Clinton diễn ra trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông đang nóng trong gần ba tháng qua, kể từ khi các tàu của Trung Quốc và Philippines đối mặt nhau tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.

Tình hình giữa Bắc Kinh và Manila mới hạ nhiệt thì cuối tháng 6, Trung Quốc tuyên bố lập thành phố Tam Sa để quản lý cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Động thái này nhận được sự phản mãnh mẽ của người dân Hà Nội và TPHCM. Nhưng chỉ ít ngày sau, Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc tuyên bố mời thầu 9 lô dầu khí nằm ngay trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam theo công ước về luật biển 1982.

Trung Quốc còn thông báo và đã điều các tàu hải giám xuống tuần tra ở Trường Sa, tại bãi đá Châu Viên mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Các tàu Trung Quốc được cho là đã dàn đội hình diễn tập tại khu vực gần bãi đá. Truyền thông Trung Quốc thậm chí còn loan tin tàu của họ đã buộc tàu của Việt Nam lùi bước, tuy nhiên thông tin này được hãng thông tấn nhà nước của Việt Nam bác bỏ.

Trước sức mạnh ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc, các nước trong khu vực ASEAN đang đặt hy vọng vào một nỗ lực đã kéo dài, nhằm thiết lập các quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc (COC).

Những hành động gần đây trên Biển Đông của phía Trung Quốc làm cho giới chức trách trên thế giới lo ngại một cuộc chiến tranh trên biển sẽ xảy ra và người châm ngòi chính là Trung Quốc.

Quay lại vấn đề chính: Mục đích của việc viếng thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hillary Clinton

Gần đây có nhiều nguồn thông tin cho rằng phía Nhà Trắng đang muốn chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, điều được cho Việt Nam hấp dẫn đối với Mỹ nhất vì "Việt Nam là một trong số các nước nói thẳng nhất, họ thấy thế nào thì nói thế khi bàn về Trung Quốc".
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân đón tiếp tại Hà Nội năm 2010. Ảnh: AFP
Mỹ luôn muốn kiềm chế sự phát triển đến mức chóng mặt của Trung Quốc, việc Bà Hillary Clinton có chuyến thăm 3 nước Đông Dương sau đó là tham dự diễn đàn an ninh khu vực Asean (ARF) lần thứ 19 nhằm thăm dò động thái của các nước đối với Trung Quốc trên Biển Đông.

Để có được sự quan sát toàn diện trên chiến trường Biển Đông, không vị thế nào tốt hơn là cảng Cam Ranh, nhiều người cho rằng việc dùng Mỹ để đe doạ Trung Quốc nhằm buộc phía Trung Quốc "cài số de" và ngược lại phía Việt Nam đồng ý cho Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh phục vụ cho việc chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á - Thái Bình Dương là hết sức khôn ngoan. Mỹ muốn tạo ra vành đai chữ C ( Ấn Độ, 3 nước Đông Dương, Hàn Quốc, Úc ) nhằm khống chế Trung Quốc trong khi giới chức trách Trung Quốc đang làm phức tạp lên tình hình trong khu vực ASEAN.

Về phía Mỹ, các quan chức đến từ Washington cho biết họ sẽ nói một cách rõ ràng trong các hội nghị rằng Bắc Kinh và Washington đã cam kết làm việc cùng với nhau.

"Đây là một thông điệp quan trọng cần được đưa ra, bởi tôi cho rằng đôi khi trong ASEAN có một mối lo là Đông Nam Á sẽ trở thành đấu trường nguy hiểm nơi Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh chiến lược", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell phát biểu.

Chiến lược của Mỹ trong tương lại tại Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có giành lại được chủ quyền Biển Đảo và phía Trung Quốc có nhượng bộ hay không vẫn là một câu hỏi lớn?

Mời các bạn đón đọc vào kỳ sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét