Trang

29 thg 3, 2012

Việt Nam mua tên lửa "giằng mặt" Trung Quốc

Trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng "Vietnam-15" trị giá 31,83 triệu USD.

 Theo đó, tập đoàn sẽ cung cấp linh kiện khí tài và công nghệ nâng cấp tên lửa hàng không tự dẫn truyền hình Kh-29T và dẫn lade bán chủ động Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE cho Việt Nam.

Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo hoạt động của Tập đoàn này, mới được công bố gần đây. 

Trong đó cũng nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ là khách hàng quan trọng mà đã trở thành đối tác tin cậy, khi hai bên đã ký kết những dự án hợp tác chung, tiêu biểu nhất là Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV. 

Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với đối tác Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15. 

Trước đó, Tập đoàn này đã thực hiện hợp đồng ký năm 2010 với Việt Nam về cung cấp các bộ phận linh kiện để nâng cấp tên lửa Kh-29T và Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE với giá trị 570.000 USD. 

Theo báo cáo của Tập đoàn này, trong năm 2009 Việt Nam đã nhận lô hàng tên lửa huấn luyện 3M-24EMB trị giá 2,359 triệu USD. 

Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng tên lửa 3M-24E trị giá 23,4 triệu USD.

Theo báo cáo của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật, năm 2011 là thời hạn bàn giao cho Việt Nam lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Loại tên lửa này được thiết kế cho máy bay Su-30MK2 của Việt Nam. 

Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đang thực hiện các hợp đồng trị giá hơn 105 triệu USD cho đối tác Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD. 

Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD. 

Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP.

Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga.
 Báo cáo cũng đề cập đến Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV với tên lửa chống tàu Kh35-EV. 

Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng đối với Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và thương mại quân sự. Các sản phẩm vũ khí Nga luôn là ưu tiên đối với Việt Nam.

Các dòng tên lửa Kh-31 (tên lửa siêu âm hàng không), Kh-35 (tên lửa hành trình chống tàu tầm thấp) của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã được biết đến rộng khắp trên thế giới.
 
Những loại tên lửa này có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác.  


Nguồn: Sưu tầm.

Con trai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ông Nguyễn Thanh Nghị

Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng là con trai của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Thanh Nghị
 Ông từng là sinh viên trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001 và 2002 ông Nghị từng là 'giám đốc quan hệ khách hàng (PR) và cũng đóng vai trò “quản lý dự án” cho Bitexco. Năm 2006, sau khi học trong Tiến sĩ ngành Kỹ sư công chính tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ, ông trở về trường để thực hiện công tác giảng dạy. Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc.

Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 1999, Nguyễn Thanh Nghị gia nhập tập đoàn Bitexco (một tập đoàn lớn xuất phát từ Bình Dương), công tác tại đây chưa đầy 2 năm Nguyễn Thanh Nghị được cho sang Mỹ du học.

Năm 2008, hai năm sau khi về nước Nguyễn Thanh Nghị được đề bạt làm Phó hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, tuy không được đại hội đảng cơ sở đề cử, ông vẫn được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, từ danh sách do Đại hội toàn quốc đề cử.

Ngày 11 tháng 11 năm 2011, bằng quyết định số 2011/QĐ-TTg, do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ông Nghị đã có gia đình, vợ là người gốc Hà Nội, cũng từng là lưu học sinh tại ĐH George Washington Mỹ.

Nguồn: Wikipedia

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc

Chiều 28/3 tại Seoul, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở Hàn Quốc, nhân dịp chuyến thăm và dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân vừa qua.
Nói chuyện thân mật với bà con, Thủ tướng thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước; cho biết, chuyến thăm chính thức Hàn Quốc lần này của Đoàn Việt Nam nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Hàn Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Phu nhân và đại diện bà con người Việt tại Hàn Quốc.
Thủ tướng cho biết hiện Hàn Quốc đã trở thành một trong những nhà đầu tư, bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương hai nước trong năm 2011 đạt gần 17,9 tỷ USD, tăng trên 39% so với năm 2010. Hai nước đang tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thương mại, phấn đấu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD vào năm 2015.
Thủ tướng cũng cho biết trong chuyến thăm thăm chính thức Hàn Quốc lần này, Thủ tướng đã có cuộc Hội đàm Tổng thống Lee Myung Bak. Hai bên đã tập trung trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn nữa trong thời gian tới.
Gửi lời thăm hỏi ân cần và lời chúc tốt đẹp tới tất cả đồng bào ta đang học tập, làm ăn, sinh sống tại Hàn Quốc, Thủ tướng khẳng định, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước có những đóng góp hết sức thiết thực của hơn 4 triệu kiều bào ta ở nước ngoài nói chung và kiều bào ta ở Hàn Quốc nói riêng. Kiều bào ta thực sự là cầu nối hữu nghị thúc đẩy quan hệ hợp tác, sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Một lần nữa Thủ tướng khẳng định, cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt, không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Đảng và Nhà nước sẽ làm hết sức mình để chăm lo và bảo vệ tốt hơn cho lợi ích của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc luôn phát huy tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, hòa nhập với xã hội sở tại và tiếp tục phát huy tốt vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị mọi mặt giữa hai nước.
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại buổi gặp mặt đều bày tỏ vui mừng về những thành tựu mọi mặt mà đất nước ta đã đạt được trong bối cảnh khó khăn chung do khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bà con cảm ơn Đảng và Nhà nước đã luôn tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có cuộc sống ổn định, phát triển, và hứa sẽ luôn chấp hành tốt luật pháp của nước sở tại, tiếp tục nỗ lực hết mình để xây dựng cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc đoàn kết và ngày càng phát triển vững mạnh.
Đại diện dòng họ Lý tại Hàn Quốc bày tỏ niềm tự hào là con cháu của dân tộc Việt Nam, của Vua Lý Thái Tổ và tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai của quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, đồng thời khẳng định, những người con dòng lọ Lý tại Hàn Quốc luôn hướng về cội nguồn, Tổ quốc thiêng liêng với tất cả tấm lòng và tình cảm mến yêu.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc hiện có khoảng trên 116.000 người, trong đó có khoảng 5.000 người của 2 chi dòng họ Lý (Lý Hoa Sơn và Lý Tinh Thiện).
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Trường Đại học Korea (KU), Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Nhân tài của Tập đoàn CJ.

Ông Nguyễn Tấn Dũng: Bản Tình Ca Đầu Tiên

Ngày không em không lung linh nắng trên con đường.
Dòng người lướt qua riêng anh ngẩn ngơ miên man.
Và em hỡi có biết tim anh vấn vương bóng hình đợi mong.
Nhưng anh nín lặng không dám chạy đến bên em.
Vì ngại em hững hờ hay vì sợ làm em xốn xang.

Ngày không em quán vắng không vang tiếng đàn.
Ngày không em sắc thắm hoa phai nhạt màu nhớ em.
Em nơi chốn nào anh miên man nỗi nhớ không nguôi.
Lòng anh khát khao sẻ chia buồn vui cùng em.

ĐK:
Vì nếu em cần một bờ vai êm.
Nếu em cần những phút bình yên.
Anh sẽ đến ngồi kề bên em.
Khi em khóc giọt nước mắt chứa chan.
Dẫu phong ba anh sẽ đến với em.
Cho dù không làm em cười.
Anh sẽ đến để được khóc cùng em.
Vì nếu em cười nụ cười long lanh.
Con tim anh hạnh phúc rạng ngời.
Anh sẽ đến như bao lần.
Để mình cùng tựa vào vai nhau
Nguồn: Sưu Tầm. 

Ông Đinh La Thăng sau 300 ngày nhậm chức

Từng được người dân tin là một vị Bộ trưởng dám nghĩ, dám làm nhưng với những "chiêu" gần đây mà ông đưa ra nhiều độc giả của báo GDVN lại nghi ngờ về sự quá nôn nóng, vội vàng...?


Một Bộ trưởng từng được đánh giá dám nghĩ, dám làm

Ngay sau khi Quốc hội phê chuẩn vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (từ tháng 8/2011 đến nay đã được gần 300 ngày) ông Đinh La Thăng từng được người dân cả nước biết đến là một vị Tư lệnh đã dám "tả xung hữu đột" và đưa ra nhiều quyết định mang tính đột phá, mạnh mẽ. 

Phát biểu với báo giới sau khi được Quốc hội phê chuẩn vào chức bộ trưởng, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng từng bày tỏ: "Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội".

Ông cũng tuyên bố: "Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên". Những phát ngôn của ông khá ấn tượng và rõ ràng khá hợp lòng dân.
 
Bộ trưởng Đinh La Thăng từng được đánh giá là người dám nghĩ, dám làm.
Nhiều người cho rằng những phát biểu của ông Đinh La Thăng tại Quốc hội, sau thời điểm nhậm chức cũng chỉ là phát biểu xã giao. Tuy nhiên, sau 2 tháng những lời hứa của ông đã bắt đầu được thực hiện.
 
Ngày 4/10/2011, sau khi thị sát thực trạng xây dựng công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã thay ngay tổng chỉ huy công trình. Theo báo giới, quyết định này như một "cú sốc".
 
 Theo kế hoạch, lẽ ra nhà ga phải đưa vào khai thác từ quý 1/2010 nhưng việc thi công hết sức ì ạch khiến dự án chậm tiến độ gần hai năm. Khi bộ trưởng vào thị sát thì đâu vẫn hoàn đấy.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Đinh La Thăng chính thức tuyên bố ông Đỗ Tất Bình, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng HK miền Nam, sẽ thay ông Đặng Hồng Cương (Trưởng BQL dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng) làm tổng chỉ huy, toàn quyền điều hành toàn bộ công việc từ ngày 5/10. Chính ông sẽ chịu trách nhiệm về mọi quyết định của ông Bình đối với dự án này.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nêu rõ nếu từ nay trở đi còn để tình trạng việc đấu thầu xây dựng đường băng mà chỉ có một nhà thầu thì cục trưởng Cục HK dân dụng VN sẽ bị kỷ luật.

Tiếp đó, trong buổi họp báo sáng 5/10/2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ GTVT ủng hộ đề xuất của lãnh đạo TP.HCM về tăng mức xử phạt đối với người tham gia đua xe trái phép, bởi đua xe là gây tai nạn, gây chết người. Khi họp Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ông đã đề nghị mức cao hơn, người tham gia đua sẽ bị thu và hủy luôn phương tiện.
 
 Ngay sau khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trả lời về việc hạn chế phương tiện cá nhân, đẩy mạnh giao thông công cộng, nhiều bạn đọc của báo Giáo dục Việt Nam đã bày tỏ quan điểm, mời Bộ trưởng vi hành xe buýt vào giờ tan tầm.
 
Ngày 6/10/2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng kí công văn hỏa tốc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT có trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM chủ trì, phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể yêu cầu cán bộ, nhân viên sử dụng xe buýt đô thị tối thiểu 1 ngày trong 1 tuần. Và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về Vụ Vận tải trước ngày 25 hàng tháng. Cán bộ, công chức trong ngành chủ động tuyên truyền, vận động người thân tại Hà Nội và TP.HCM sử dụng xe buýt.
 
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cam kết bản thân ông sẽ đi xe buýt ít nhất một lần mỗi tuần.

Ngay sau đó trong ngày 8/10/2011, chia sẻ về những “hành động nóng” gần đây, Bộ trưởng khẳng định với Tuổi trẻ: “Tôi làm không phải đánh bóng tên tuổi”, “Những việc vừa qua ở Bộ Giao thông vận tải chưa là gì so với cách tôi đã làm ở Tập đoàn Dầu khí VN”.

Đồng thời, ông cũng cho biết ông không sợ cấp dưới chống đối: "Tôi không sợ và chưa hề có ý nghĩ đó. Tôi quyết định cũng chỉ vì cái chung. Còn nếu sợ thì tôi đã không làm. Nếu ai đánh giá tôi làm thế là cho oai, thể hiện là bộ trưởng mới thì cứ đánh giá. Tôi không nghĩ mình muốn “thể hiện”, chỉ nghĩ mình đã phụ trách ngành thì cần làm quyết liệt theo cái cần thiết cho ngành, phải làm vì cái chung. Muốn mọi người vui vẻ cả thì đừng đụng chạm, nhưng như thế thì làm bộ trưởng làm gì? Nếu sợ, cứ lo giữ ghế, ngại người ta nghĩ mình “nổ” thì tôi sẽ chẳng dám làm gì"....
 
 Đến ngày 17/10/2011, ông tiếp tục ký Công văn số 6630/BGTVT-TCCB, trong đó quy định: “các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi golf, không tổ chức hoặc tham gia các giải golf”. Mặc dù có nhiều tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng theo một thăm dò khi đó của báo Giáo dục Việt Nam chỉ trong 2 ngày 25 - 26/10/2010 đã có 82% độc giả đồng tình ủng hộ...

Với những quyết định, hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong thời gian đầu khi mới nhậm chức đã được đông đảo người dân cả nước bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình, đánh giá cao. Không ít người còn mong rằng Bộ trưởng Thăng tận tâm, tận lực vì nhân dân, vì những tuyến đường an toàn, những con phố bình yên...

81,6% độc giả báo GDVN đánh giá vị Tư lệnh Đinh La Thăng nôn nóng, vội vàng trong công việc?

Tuy nhiên, thời gian gần đây, với hàng loạt "sáng kiến" khác nhau được Bộ trưởng Đinh La Thăng đưa ra lại khiến cho người dân "chưa kịp mừng đã vội lo" và thậm chí nhiều người đã phải "khiếp vía".
 
 Còn nhớ, vào tháng 10 năm 2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đề xuất phương án đổi giờ làm, giờ học các trường trung học phổ thông để giảm ùn tắc giao thông, thử nghiệm trước hết tại Hà Nội và TP.HCM. Hà Nội đã thay đổi giờ học các trường phổ thông từ ngày 1 tháng 2 năm 2012, trong đó các học sinh đi học từ 7 giờ sáng đến 19 giờ, sau đó được điều chỉnh lại giờ kết thúc buổi học chiều của học sinh là 18 giờ. Những sự thay đổi đó đã gây xôn xao dư luận và xáo trộn giờ giấc của nhiều người dân tại thủ đô. Đa số người dân có con em là học sinh đều bày tỏ sự bất bình bởi mặc dù giờ đã đổi nhưng tắc đường vẫn không hề giảm.

Và mới đây nhất, những "sáng kiến" thu các loại phí giao thông: phí bảo trì đường bộ, phí lưu hành phương tiện cá nhân (tại năm TP: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) và phí lưu thông ôtô trong đô thị giờ cao điểm được Bộ trưởng Thăng đưa ra lại tiếp tục là tâm điểm gây xôn xao dư luận và khiến cho không ít người, dù không yếu bóng vía cũng phải... rùng mình.
 
Nguồn: Sưu Tầm.