Trang

13 thg 7, 2012

Nên hay không Điện hạt nhân ở Việt Nam???


Thời gian gần đây trên thế giới đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên sử dụng điện hạt nhân hay không? Việt Nam xếp vào loại nước đang phát triển và đang muốn tiến hành xây nhà máy điện hạt nhân. Dự án này nhận được rất nhiều sự phản hồi từ dư luận, liệu điện hạt nhân có khả thi ở Việt Nam hay không? Nếu các bạn quan đến loại năng lượng này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Điện hạt nhân - Nguồn năng lượng của tương lai hay kẻ hủy diệt? 

Ngày nay, khi mà các nguồn năng lượng hóa thạch (như than đá, dầu mỏ...) đang ngày càng cạn kiệt, con người đứng trước thách thức phải tìm ra những nguồn năng lượng mới để thay thế. Năng lượng hạt nhân là một trong những ứng viên sáng giá nhất.


Tính đến 01/03/2012, có 443 nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới. Trong năm 2009, năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 14% tổng tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới. Hiện hầu hết các tàu sân bay mới được sản xuất, các thiết bị thăm dò, thám hiểm dài ngày đều sử dụng năng lượng hạt nhân. Một lượng lớn các khí tài quân sự siêu cấp như tàu ngầm... đều sử dụng nguồn năng lượng này. (Chính các động cơ hạt nhân trên các tàu sân bay đã mang lại khả năng chiến đấu và sức mạnh cho hải quân Mỹ và Nga.)

Tuy mang lại những lợi ích lớn và không thể phủ nhận nhưng điện hạt nhân cũng khiến nhiều người hết sức lo ngại về tính an toàn của nó. Hàng loạt các nước châu Âu mà gần đây nhất là Đức đã có rất nhiều ý kiến phản đối việc sử dụng rộng rãi điện hạt nhân. Sự phản đối càng nghiêm trọng sau thảm họa hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản (trước đó là thảm hoạ hạt hân khủng khiếp ở Chernobyl năm 1986). Đức đã quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân trước năm 2022. Còn Ý, loại năng lượng này đã bị cấm sử dụng.

Vậy điện hạt nhân là anh hùng hay kẻ huỷ diệt thế giới?

Vì sao con người tranh cãi về việc dùng hay không dùng điện hạt nhân?

Những lợi ích và sự "khủng khiếp" của điện hạt nhân là không phải bàn cãi. Quá trình này đem lại cho con người một nguồn lượng năng lượng khổng lồ, sạch và quan trọng hơn là gần như vô tận.

Một nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn như Fukushima I có công suất 4,7GW trong khi thuỷ điện lớn nhất Việt Nam chỉ có công suất khoảng 2GW. Hãy nhớ công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới là đập Tam Điệp của Trung Quốc có công suất khoảng 18GW nhưng diện tích của đập khoảng 1045Km2, trong khi Fukushima có diện tích chưa điến 1Km2.


Theo ước lượng của các chuyên gia, khoảng 30 – 40 năm nữa thì Việt Nam sẽ cạn kiệt các nguồn tài nguyên do khai thác tràn làn không cách kiểm soát. Vậy tại sao Việt Nam nghĩ tới nguồn năng lượng thay thế là Điện Hạt Nhân?

Lợi ích của xây dựng nhà máy điện hạt nhân:

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hạn chế tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Công nghệ Hạt nhân giúp xác định và xây dựng bản đồ các nguồn nước ngâm khả thi, cải thiện hệ thống thuỷ lợi.
  • Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tác động của biến đổi khí hậu.
  • Cung cấp chuẩn đoán chính xác giúp phát hiện và điều trị các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Hàng triệu người trên thế giới đang phụ thuộc vào phương pháp chuẩn đoán và điều trị từ ứng dụng của công nghệ hạt nhân (dược phẩm phóng xạ…).
  • Tạo ra 1 lượng lớn đội ngũ các nhà khoa học hạt nhân, đồng thời giúp ngành vật lý được phát triển, giúp giáo viên và sinh viên được tiếp cập với công nghệ hiện đại.
  • Giúp thúc đẩy các ngành liên quan khi sử dụng công nghệ hạt nhân (như y tế, giáo dục, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao...).


Việt Nam có nên xây nhà máy điện hạt nhân hay không?

Chi phí xây một nhà máy điện hạt nhân là tương đối lớn, một lò cỡ trung bình như lò sắp được xây dựng tại Ninh Thuận là 2 tỷ USD chưa kể kinh phí đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ…Tuy nhiên nếu tận dụng hết một vòng đời (khoảng 60 năm) của nhà máy điện nguyên tử thì giá thành mỗi kWh điện sẽ thấp hơn cả thuỷ điện.

Giá cả thị trường điện sẽ được giảm thấp, thúc đẩy sản xuất, đời sống nhân dân được cải thiện, từ đó giúp nền kinh tế phát triển.

Bài toán cấp bách cần được các nhà lãnh đạo quan tâm là làm như thế nào? Quản lý và sử dụng ra sao? Kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực điện hạt nhân? Kế hoạch giải quyết các tình huống xấu nhất xảy ra? v.v…

Liệu Việt Nam có thể bước qua rào cản để vươn đến nguồn năng lượng ‘thần kỳ’ này không? 

Còn các bạn nghĩ sao về nguồn năng lượng này?

Thanh Nhàn.

2 nhận xét:

  1. Nặc danh19/7/12 9:55 SA

    Đối với Việt nam, khi mà nền công nghệ lạc hậu và ý thức cộng đồng còn kém thì chưa nên phát triển điện hạt nhân. Lợi hay hại thì nên đọc những bài của giáo sư Hoàng Xuân Phú. Đừng nói là điện hạt nhân rẻ. Nói như vậy là phiến diện. Phải tính hết các chi phí cho nó. nếu tính hết thì điện hạtu nhân không rẻ mà có nhiều nguy cơ dẫn đến hủy diệt. Khi sự cố xảy ra thì không thể khắc phục được. Không phải tự nhiên mà những nước có nền khoa học công nghệ cao phải từ bỏ nó. Đừng biến Việt nam thành bãi thải của thế giới. Đừng vì mối lợi cá nhân mà đạp lên lợi ích vĩnh cứu của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh21/7/12 9:56 SA

    Chiều Nay, tại trụ sở thủ tướng chính phủ sẽ thảo luận về vấn đề xuyên tạc, nói xấu nhằm hạ uy tin của chính phủ. Kính mời các đồng chí DLB, Châu xuân Nguyễn, QLB, ABD, và các đồng chí có nhu cầu đến hội đàm giải quyết vấn đề này !

    Trả lờiXóa