Trang

31 thg 7, 2012

Người dân “tố” bị chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng


Sáng ngày 31.7, hàng chục khách hàng đã “bao vây” chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Anh Nhi ở số 72B Đinh Tiên Hoàng (P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM) do ông Nguyễn Văn Tuấn làm đại diện để đòi nợ.

Theo trình bày của bà Nguyễn Lê Thùy Linh (Q.1), vào ngày 5.5.2011, bà đã ký với bà Lâm Thị Kim Anh (vợ ông Tuấn) một hợp đồng vay vốn, với số tiền hơn 100.000 USD. Theo phương thức vay trả góp, bà Anh phải trả gốc mỗi tháng tối thiểu 5.000 USD cùng lãi vay 2,7%/tháng theo số dư nợ giảm dần vào ngày 1 - 5 hằng tháng.
Rất đông khách hàng đã kéo đến chi nhánh công ty trên đường Đinh Tiên Hoàng để chờ đòi tiền. Tuy nhiên, sáng ngày 31.7, nơi đây đã đóng cửa
Tính từ ngày 1.6.2011 đến 1.4.2012, bà Anh có trả nợ gốc và lãi, nhưng không đều đặn và đã nhiều lần thông báo xin gia hạn trả nợ. Lần cuối cùng, bà Anh thanh toán nợ hằng tháng cho bà Linh là vào ngày 8.3.2012. Đến lúc này, số tiền bà Anh đang còn nợ bà Linh là 56.000 USD.

“Tôi gọi điện thoại liên lạc nhiều lần đều không được, tìm đến nơi ở thì được biết bà Anh đã không còn cư trú tại đây. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi được biết bà Anh đã bỏ sang Pháp, nơi chồng bà là ông Nguyễn Văn Tuấn có quốc tịch”, bà Linh cho hay.

Bà Phạm Thị Thăng Long, đại diện Công ty Thế Hệ Mới cũng cho hay, từ tháng 12.2010 đến tháng 10.2011, bà đã cho bà Anh vay tổng cộng 4 lần với số tiền 1,3 tỉ đồng, lãi suất 2%/tháng. Từ đó đến nay bà mới được trả 1 năm lãi suất. Hiện bà cũng không liên lạc được với bà Anh.

Theo tính toán của bà Linh, tổng số tiền mà vợ chồng ông Tuấn vay của người dân khoảng 40 tỉ đồng.

Nguyên nhân khiến rất nhiều khách hàng tin tưởng cho vợ chồng ông Tuấn vay bởi họ hầu hết là bạn bè, người quen. Và công ty này mua được thương hiệu Pierre Cardin chuyên về giày dép của Pháp, muốn vay tiền để mở các đại lý tại Việt Nam. “Do là người quen, thấy thương hiệu này cũng lớn nên chúng tôi cho vay tiền để công ty mở 12 chi nhánh", bà Linh nói.

Trung Quốc đưa tàu khủng ra biển, “thò đuôi xâm lược”


Bắc Kinh vừa đưa tàu tuần tra lớn nhất của nước này vào hoạt động trên các vùng biển. Lại thêm một hành động gây căng thẳng trong việc tranh giành chủ quyền ở các vùng biển vốn chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc.

Báo chí Trung Quốc ngày 30-7 đồng loạt đưa tin tàu hải tuần 01 vừa được hạ thủy ở thành phố Vũ Hán ngày 28-7 để hoạt động trên các vùng biển, trước mắt ở biển Hoa Đông, và đây là tàu đầu tiên có thể kết hợp hai chức năng tuần tra biển và cứu hộ. Tàu nặng 5.418 tấn, dài 128,6m với một sân bay trực thăng, chở được 200 người, có tốc độ lên đến 37km/giờ và có thể đi suốt 10.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Tàu còn được trang bị cả những thiết bị hiện đại để điều trị y khoa, thậm chí có thể phẫu thuật ngay trên tàu.
Tàu hải tuần 31 cùng máy bay trực thăng tuần tra trên biển
Giới chuyên gia cho rằng tàu hải tuần 01 là loại kết hợp của tàu chiến hải quân và tàu tuần tra của Cục Ngư chính Trung Quốc.

Ngày 30-7, lên tiếng trong một bài viết cho Viện Phân tích và nghiên cứu quốc phòng, cựu bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ R.S. Kalha cho rằng Trung Quốc đang như con bông vụ xoay vòng, chưa biết dừng lại trong tranh giành chủ quyền ở biển Đông. Chưa thỏa mãn với việc gây sóng gió ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại quay sang biển Đông với hàng loạt hành động gây hấn gần đây mà giới chuyên gia mô tả là “chính sách tàu chiến”.

Theo ông, cái mà Trung Quốc gọi là chủ quyền rộng lớn của họ chính là hơn 80% diện tích biển Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku mà nước này đang cố tranh giành bất chấp luật pháp và sự phản đối của các nước láng giềng và dư luận quốc tế. Để bảo vệ cái chủ quyền vô lý này, Trung Quốc một mặt nói rằng họ muốn một giải pháp ngoại giao thì thực tế họ lại sử dụng biện pháp quân sự.

Trung Quốc xây nhà cho thuê ở 'Tam Sa'


Ngang nhiên thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa), Trung Quốc còn quyết định xây 83 căn hộ cho thuê mức giá thấp ở đây.

Cái gọi là “thành phố Tam Sa” cách đất liền Trung Quốc tới 350 km được Bắc Kinh rốt ráo xúc tiến thành lập. Là thành phố thứ 658 theo phân loại của Trung Quốc, dù có rất ít dân nhưng lại có đầy đủ 45 quan chức chính quyền để điều hành, có thị trưởng và bí thư thành ủy tên là Phù Tráng - phó tham mưu trưởng Quân khu tỉnh Hải Nam.
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" cách đất liền Trung Quốc tới 350 km nằm trên đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Từ Tam Sa, Trung Quốc muốn quản lý hầu như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Giới phân tích quân sự chỉ ra rằng, lập thành phố mới là dấu hiệu đáng lo ngại của sự quả quyết ngày càng lớn mà Trung Quốc áp dụng trong tranh chấp chủ quyền với khu vực.

Trước các động thái gần đây của Trung Quốc khi "đơn phương" khẳng định quyền kiểm soát ở các vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc Biển Đông, thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb khẳng định, các hành động này là vi phạm luật pháp quốc tế.

Ông còn cáo buộc Trung Quốc "đưa dân" và "lập đơn vị đồn trú" trên hòn đảo nằm trong khu vực tranh chấp lãnh thổ. Ông đã lên án Trung Quốc "từ chối" giải quyết vấn đề ở một diễn đàn đa phương. Trước đó, thượng nghị sĩ John McCain đã mô tả quyết định triển khai quân đội của Trung Quốc ra hòn đảo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông là "hành động khiêu khích không cần thiết".

Báo chí phương Tây cáo buộc Trung Quốc “khiêu khích”trên Biển Đông


Một số tờ báo phương Tây đã cáo buộc Trung Quốc “khiêu khích” với quốc gia láng giềng và dụng tâm muốn biến Biển Đông thành “lãnh địa” của mình. 

Ngày 29/7, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục là đề tài được báo chí khai thác. Cùng với một loạt sự kiện như việc Trung Quốc điều đội tàu cá lớn ra Biển Đông, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”...  và Việt Nam cho công bố loạt bản đồ chứng minh chủ quyền không tranh cãi ở Hoàng Sa và Trường Sa, một số tờ báo phương Tây đã cáo buộc Trung Quốc “khiêu khích” với quốc gia láng giềng và dụng tâm muốn biến Biển Đông thành “lãnh địa” của mình.
Các nước ASEAN đang hối thúc việc sớm đàm phán COC với Trung Quốc để có cơ chế giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Tin từ hãng RFI cho hay, hôm 28/7, tờ Le Monde của Pháp đã dành một bài xã luận về chủ đề Biển Đông với dòng tít khá ấn tượng “Trung Quốc đang áp đặt luật chơi trên Biển Đông”. Tác giả bài báo của hãng RFI đã một lần nữa nhấn mạnh trong bài xã luận của tờ Le Monde rằng, động cơ của các hành động như thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, thành lập lực lượng đồn trú trên đảo, bổ nhiệm tư lệnh và chính ủy... của Trung Quốc là nhắm đến nguồn tài nguyên thủy sản, dầu hỏa và khí đốt trong khu vực đang tranh chấp với các quốc gia láng giềng.

Còn đối với việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tác giả của bài xã luận của tờ Le Monde khẳng định, Trung Quốc muốn áp đặt điều mà nước này cho là thuộc về họ và họ có quyền hành động theo ý mình. Bài xã luận còn phân tích rằng, tham vọng của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông đang gây quan ngại cho các nước láng giềng.

Viện phí mới: Nhiều dịch vụ tăng giá 20 - 70 lần!


Từ 1 - 8, sẽ có 10 tỉnh, thành phố áp dụng giá viện phí mới. Theo khung giá viện phí mới, một số dịch vụ y tế tại các tỉnh tăng cao hàng chục lần...

Theo ông Phạm Lương Sơn - Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế(BHYT), Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, từ 1 - 8, sẽ có 10 tỉnh, thành phố áp dụng giá viện phí mới.
Bệnh nhân nghểnh cổ xem viện phí mới tại BV Việt Đức.
Ba tỉnh có tỷ lệ tăng viện phí khá cao so với mức khung do liên Bộ Y tế - Tài chính quy định là Khánh Hòa (95%), Đồng Tháp và Ninh Thuận đều khoảng 93%.

Đòi tăng kịch khung

Ông Sơn cũng cho biết, trong khi mức tăng viện phí của các cơ sở y tế tại thành phố thuộc trung ương chỉ khoảng 75% mức khung do liên Bộ Y tế - Tài chính quy định, thì các tỉnh nghèo, miền núi, tỷ lệ dân đóng BHYT thấp lại rất cao.

Cụ thể, khu vực Tây Nguyên có mức điều chỉnh viện phí mới khoảng 81% như Gia Lai, Lâm Đồng 80%, Đăk Nông 72%, Đăk Lăk đang đề xuất 100%.

Còn các tỉnh duyên hải miền Trung đề xuất mức 86% trong đó Quảng Ngãi chỉ có 67%, Hà Tĩnh và Quảng Bình là 74%, riêng Khánh Hòa lại “nổi bật” với 95% mức khung. Còn các tỉnh khu vực sông Hồng chỉ tăng khoảng 71% so với mức khung trong đó cao nhất là Hải Dương là 77%, thấp nhất là Ninh Bình 65%...

Hiện Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét điều chỉnh tăng viện phí theo hướng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương và khả năng cân đối quỹ khám chữa bệnh BHYT.

Bầu Hiển "giải cứu" Công ty Bình An


Trong lúc nông dân lại bức xúc vây nhà đại gia Diệu Hiền đòi nợ, công ty của bà đã được Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội đồng ý rót vốn và ký cam kết bảo lãnh để giải chấp tài sản bảo đảm.

Với sự bảo lãnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB, ngân hàng do ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch Hội đồng quản trị), Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco)sẽ được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) giải chấp tài sản bảo đảm. Số tài sản này được công ty thế chấp để vay vốn trong các hợp đồng tín dụng đầu tư và xuất khẩu ký giữa Bianfishco với VDB khu vực Cần Thơ - Hậu Giang.
Nội dung ký kết của Công ty Bình An với SHB và VDB.
Tổng giám đốc Bianfishco Trần Văn Trí (chồng đại gia Diệu Hiền, đã được bổ nhiệm và ủy quyền thay vợ điều hành công ty) cho biết thông tin này tối qua, sau khi hàng chục nông dân lại kéo đến trước cổng gia đình ông bà để đòi nợ.

Một trong những tài sản được giải chấp có 25.000.000 cổ phần do bà Phạm Thị Diệu Hiền (vợ ông Trí) đứng tên sở hữu. Số cố phần này sau đó được chuyển cho SHB để ngân hàng này nắm giữ 50% vốn điều lệ của Bianfishco (thay thế bà Hiền) và trở thành cổ đông sáng lập của Công ty Bình An.

Xăng chuẩn bị tăng 800đ/lít


Chiều 30/7, đại diện một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại TPHCM cho biết ngày 31/7 sẽ gửi đăng ký tăng giá xăng dầu lên Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).

Lý do là xét cả 2 yếu tố là giá cơ sở và thời gian giãn cách giữa 2 lần tăng giá đều đã hội đủ. “Giá bán lẻ mặt hàng xăng đang thấp hơn giá cơ sở gần 1.000 đồng/lít nên chúng tôi muốn tăng 800 đồng/lít xăng và 500 đồng/lít dầu diesel” - người này nói.

Tại phiên giao dịch ngày 27/7, giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore đều tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước. Cụ thể, xăng A92 thành phẩm đứng ở mức 114,71 USD/thùng, dầu hỏa là 121,23 USD/thùng, dầu DO 0,5S là 122,72 USD/thùng. Trước đó, giá xăng dầu thành phẩm đã liên tục giảm, từ mức 118,15 USD/thùng ngày 20/7, còn 113 USD/thùng vào ngày 26/7.

Đợt tăng giá bán lẻ xăng dầu gần nhất cách đây 10 ngày, giá xăng và dầu diesel tăng 400 đồng/lít, dầu hỏa tăng 300 đồng/lít.

Nguồn: NLĐ

30 thg 7, 2012

Nổ lớn tại nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa


Khoảng 6g10 sáng nay 30-7, một vụ nổ bất ngờ xảy ra tại nhà số 54 đường Phan Chu Trinh (P.Vạn Thạnh, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Thông tin ban đầu cho hay không có thương vong về người.

Theo ông Lê Quang Hảo - tổ trưởng tổ dân phố Vạn Phương 1 (P.Vạn Thạnh), ngôi nhà có hai hộ đăng ký thường trú là gia đình ông Nguyễn Khắc Sơn và gia đình bà Nguyễn Thị Hải Yến - con gái ông Sơn và là vợ đại tá Trần Ngọc Khánh - giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa. Ông Hảo cho biết ông Khánh thường trú tại ngôi nhà này.
Công an đang khám nghiệm hiện trường vụ nổ tại nhà số 54 đường Phan Chu Trinh, P.Vạn Thạnh, TP Nha Trang
Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, các lực lượng công an đã chặn hai đầu đường Phan Chu Trinh để khám nghiệm hiện trường, không cho người không có trách nhiệm ra vào.

Quan sát hiện trường, PV TTO  ghi nhận phần mặt tiền ngôi nhà số 54 đường Phan Chu Trinh ngăn thành hai phần, phía cho thuê làm shop thời trang áo cưới và trang phục công sở, phía phải cho thuê bán băng đĩa phim nhạc. Nơi xảy ra vụ nổ là cánh cửa giữa hai cửa hiệu, nơi các gia đình thường trú trong căn nhà ra vào.

Vụ nổ làm vỡ vụn nhiều vật dụng, đồ trang trí trước hai cửa hiệu, văng ra đường Phan Chu Trinh. Có một số vết thủng trong tường phía trong nhà, trong đó có hai vết thủng lớn xuyên tường khiến vôi vữa, mảnh gạch rơi vung vãi trong cửa hiệu băng đĩa. Kiếng trong hai cánh cửa sắt nơi lối đi vào cũng có một số vết thủng tròn. Một chiếc xe hiệu Dream ngã nghiêng ngay trước hiên nhà.

Ông Lê Quang Hảo - nhà ở cách hiện trường vụ nổ chưa đến 200m, cho biết vào thời điểm vụ nổ xảy ra, ông đang tưới cây trên tầng thượng thì nghe tiếng nổ rất lớn. “Ngôi nhà của tôi cũng rung lên khiến tôi tưởng là nổ ngay dưới nhà mình. Ngay sau đó thì tôi thấy khói bốc lên phía nhà 54 Phan Chu Trinh”.

Còn chị Lan - bán nước trên vỉa hè đối diện với nhà ở của đại tá Trần Ngọc Khánh, cho biết thời điểm đó chị đang dọn hàng, bỗng nghe tiếng nổ đinh tai, khói bụi bốc lên mù mịt, nhiều vật bay rào rào trên đầu.

Bà Nguyễn Thị Hồng Vinh - phó chủ tịch UBND P.Vạn Thạnh, cho biết vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra. “Tôi nghe báo cáo là có vụ nổ ở nhà giám đốc Công an tỉnh, nhưng cụ thể thế nào không rõ vì cơ quan chức năng đang làm”.

Tại Công an P.Vạn Thạnh lúc 10g30 trưa nay, một lãnh đạo công an phường cho biết các cơ quan chức năng đang họp bàn về vụ việc này và từ chối tiếp xúc phóng viên.

Nguồn: TT

Ông Trần Đại Quang viết về phong trào đền ơn đáp nghĩa


Cách đây 65 năm, vào ngày 27-7-1947, trong Thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm đau, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Thực hiện lời căn dặn của Người, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, mang đậm chất nhân văn, giàu đạo lý “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ người trồng cây”, đã được Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an quan tâm chỉ đạo; được cấp ủy, lãnh đạo công an các cấp và cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng bằng những việc làm tri ân thiết thực, đầy nghĩa tình đồng chí, đồng đội, trở thành nét đẹp truyền thống, tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm và ý thức chính trị của mỗi cán bộ, chiến sĩ.
Thượng tướng Trần Đại Quang thăm hỏi, tặng quà gia đình mẹ Lê Thị Sáu (có 2 con là liệt sĩ) ở phường Tân Lợi – TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, ngày 16/7/2012
Ngoài việc thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, Bộ Công an đã ban hành nhiều quy định, chính sách đối với thương binh, thân nhân các liệt sĩ và người có công với cách mạng trong Công an nhân dân (CAND), đặc biệt, ngày 31-1-2012, đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BCA về việc tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng và hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong CAND. Đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống cách mạng, gương chiến đấu anh dũng, hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, sự biết ơn của thế hệ trẻ đối với cha anh. Đã có nhiều hình thức thu hút các nguồn lực của xã hội, phục vụ việc tổ chức các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng.

Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an cũng đặc biệt quan tâm công tác quy tập mộ liệt sĩ. Đây là việc làm sâu nặng nghĩa tình, ý thức trách nhiệm với những đồng đội đã khuất, không chỉ tác động tích cực tới tâm tư, tình cảm của các gia đình liệt sĩ, mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lực lượng CAND có hơn 14.000 liệt sĩ hy sinh qua các thời kỳ, trong đó có nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt hoặc xác định được danh tính.

Quân đội VN ‘mãi nhớ ơn TQ’


Quân đội Việt Nam đã có một buổi họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) chỉ vài ngày trước khi PLA chính thức kỷ niệm 85 năm ngày thành lập của mình vào ngày 1/8.

Theo đó, Bộ Quốc phòng đã triệu tập hàng trăm các sỹ quan thuộc các cơ quan của Bộ, các binh chủng và các quân khu đã từng được phía Trung Quốc đào tạo qua các thế hệ cho cuộc gặp gỡ mang tính kỷ niệm này hôm thứ Bảy ngày 28/7.

Quân đội Việt Nam có hoạt động mừng
ngày thành lập quân đội Trung Quốc
Chủ trì buổi gặp mặt là Đại tướng Phùng Quang Thanh, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội đồng thời là ủy viên trung Đảng.

Ngoài ra buổi họp mặt còn có sự tham dự của ít nhất ba ủy viên trung Đảng khác, bao gồm hai thứ trưởng là Thượng tướng Nguyễn Thành Cung và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Mai Quang Phấn, người phó của ông Lịch tại Tổng cục chính trị.

‘Thể hiện lòng biết ơn’

Mục đích của cuộc hội ngộ này, theo Thông tấn xã Việt Nam, là ‘dịp thể hiện lòng biết ơn’ sự giúp đỡ của Trung Quốc đã ‘đào tạo cán bộ’ cho quân đội Việt Nam, đồng thời ‘biểu dương’ các sỹ quan từng được Trung Quốc đào tạo đã có đóng góp ‘chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược’.

“Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam,” Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại buổi họp mặt cũng có sự tham dự của đại biện lâm thời Trung Quốc Khương Tái Đông và tùy viên quân sự của nước này.

Cuộc gặp mặt này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục leo thang các hành động đòi hỏi chủ quyền của họ trên các vùng đảo có tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông trong khi giới chức Việt Nam có các hoạt động nhắc nhở công chúng trong nước về 'tình hữu nghị Việt-Trung'.

Thay mặt quân đội Việt Nam, ông Thanh gửi tới Quân ủy Trung ương và toàn bộ Giải phóng quân Trung Quốc ‘lời chúc mừng tốt đẹp nhất’ nhân ngày thành lập.

Chỉ cách đây vài ngày, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ra quyết định thành lập đơn vị trú đóng của ‘thành phố Tam Sa’ trên đảo Vĩnh Hưng mà phía Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó đã lên án động thái này của Quân ủy Trung ương Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

28 thg 7, 2012

Suy ngẫm cuối tuần


Tại sao hơn 80% chủ đề trong một cuộc nhậu luôn liên quan tới  phụ nữ ?
Thực tế là, một bầu ngực mẩy, một chiếc eo thon hay một cặp mông tròn mộng mị luôn là cái gì đó rất trực quan, và đàn ông sẳn sàng thống nhất với nhau về các tiêu chuẩn có tính hình thức đó. Hơn nữa, họ luôn tìm thấy giữa người phụ nữ của mình và người phụ nữ của những gã cùng bàn có những điểm chung rất ...phụ nữ, cứ như họ là chị em sinh đôi hoặc là những cá thể nhân bản. Không một đề tài nào đem lại sự gắn bó, đồng thuận và cả đồng cảm cao như đề tài phụ nữ.

Nếu đem chuyện nghề nghiệp ra mà nói, sẽ có người vui người buồn. Nếu đem chuyện chính trị ra để bàn thì xác suất cãi nhau cực kỳ cao: thằng này phản động, thằng kia phỉ báng, hiếp dâm nền dân chủ. Còn như đem chuyện thể thao ra mà hơn thua thì có khi fan của MU sẽ choảng fan của Bacra ngay trên bàn nhậu mất.

Thôi thì, để một cuộc nhậu được vui vẻ và kéo dài trên tinh thần thấu hiểu và chia sẻ, cứ lấy phụ nữ ra mà luận! Nghiêm túc cũng được, khả ố cũng chẳng sao. Đừng thấy bọn con trai khi nhậu cứ lấy chuyện gái ra nói rồi coi thường nhé, không phải chúng tôi ám ảnh vì gái đâu, chúng tôi yêu hòa bình đấy thôi.

Nguồn: sưu tầm.

Xăng dầu chuẩn bị tăng giá


Giá xăng dầu thành phẩm thế giới liên tục giảm từ ngày 20/7 đến nay, nhưng doanh nghiệp đầu mối vẫn kêu lỗ với lý do mức tăng giá đợt vừa rồi chưa đủ và dự kiến tăng tiếp.

Trao đổi với phóng viên ngày 27/7, ông Lê Thanh Mân, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) cho biết, đơn vị này sẽ có văn bản đăng ký giá với Bộ Tài chính và đề nghị được tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 400 - 500 đồng/lít trong những ngày tới, theo đúng chu kỳ 10 ngày như quy định. Nguyên nhân là đơn vị này vẫn chịu lỗ kể từ đợt tăng giá xăng dầu lần gần nhất, ngày 20/7.
Vừa tăng giá nhưng doanh nghiệp xăng dầu vẫn kêu lỗ
Theo ông Mân, mức lỗ là 400 - 500 đồng/lít. Đây là mức giá tính theo bình quân một tuần. Ông Mân cho hay, không thể xác định được giá bình quân 30 ngày vì với những doanh nghiệp nhỏ, nhập hàng từng tuần khó được hưởng giá tốt như những doanh nghiệp lớn nhập cuốn chiếu, liên tục.

Theo Bloomberg, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore giao ngay những ngày vừa qua đã liên tục giảm. Theo đó, sau khi tăng lên mức 118,15 đô la Mỹ/thùng vào ngày 20-7 thì đã lần lượt về mức 114,75 đô la Mỹ/thùng vào ngày 23/7 và mức 113 đô la Mỹ/thùng vào 26/7.

Nga muốn "bảo dưỡng" hay sử dụng Cam Ranh


Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ tin báo chí nói Moscow dự định thiết lập các căn cứ hải quân mới ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Hải quân Nga đã rời Cam Ranh năm 2002
Trong ngày thứ Năm 26/7, khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đang trong ngày đầu tiên ở Nga, hãng tin Nga RIA-Novosti dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nga nói nước ông đang đàm phán để đồn trú hải quân ở Việt Nam, Cuba và quần đảo Seychelles.

Nhưng vào thứ Sáu 27/7, Bộ Quốc phòng Nga nói ông Chirkov chưa bao giờ có bình luận như vậy.

Việc thiếu tiền sau năm 1991 đã khiến đa số căn cứ của Nga ở nước ngoài phải đóng cửa.

Moscow rút khỏi quân cảng Cam Ranh vào năm 2002, và hiện quân Nga chỉ đồn trú ở Ukraine và Syria.
Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố sẽ phục hồi sức mạnh quân sự của Nga.

Những năm gần đây, Moscow đã mở rộng hoạt động của hải quân ở nước ngoài, trong đó có tham gia chống cướp biển gần Somalia.

Bác bỏ

Theo hãng tin RIA-Novosti, Phó Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố Nga "đang tiếp tục làm công việc bảo đảm việc đồn trú các lực lượng của Hải quân Nga ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga".

Nhưng sau đó Bộ Quốc phòng lại khẳng định ông Chirkov chưa bao giờ nói thế, và rằng chủ đề này không hề được nhắc trong cuộc phỏng vấn.

"Các vấn đề về quan hệ quốc tế không thuộc trách nhiệm tư lệnh hải quân," bộ này nói trong thông cáo trên trang web chính thức.

Bộ Quốc phòng Nga nói những lời được trích dẫn là "tưởng tượng của tác giả, người tìm cách ưu tiên chuyện giật gân thay vì đạo đức nghề nghiệp".

Con cua khủng được bán với giá 5 triệu đồng


Một siêu thị ở Hà Nội vừa bày bán loại cua “khổng lồ” nặng gần 2 kg với giá 5 triệu đồng/con.

Cua này chỉ sống ở những vùng biển nước rất lạnh và sâu từ 200-400m như Alaska (Mỹ), Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc... Đây là loại cua hiếm có, khó tìm bởi để đánh bắt nó, những người thợ săn phải ra khơi vào những ngày bão biển. Điều đặc biệt là loại cua này có kích thước và trọng lượng lớn hơn rất nhiều so với cua biển thông thường.
Con Cua khủng được bán với giá 5 triệu đồng
Cách đây vài năm, chỉ có những đại gia giàu có ở Hà Nội mới có cơ hội thưởng thức món ăn cao cấp này tại những nhà hàng sang trọng nhập khẩu về với mức giá khoảng 10 triệu đồng/con.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, phụ trách siêu thị Unimart giải thích, loại cua King crab có cân nặng trung bình từ 2-3 kg, có những con to lên tới 7 kg. Mỗi con có 6 chân, 2 càng. Mỗi chân cua to ngang với càng cua bể. Còn chiều dài càng lên tới 40-50 cm. Khác với loại cua Huỳnh đế Việt Nam không chỉ ở kích thước khổng lồ, loại cua này được tôn lên làm “vua” của các loại cua./.

Nguồn: TN

Vào nơi cất giấu 4.000 tấn vàng của tướng Nhật


Núi Tàu (Bình Thuận) được cho là nơi cất giấu 4.000 tấn vàng của tướng Nhật Tomoyuki Yamashita, theo ông Trần Văn Tiệp, người dành nửa cuộc đời tìm kiếu kho báu.
Những người bảo vệ khu vực này có súng và rất hung hăng, họ đi tuần nhiều lần trong ngày để không cho người lạ xâm nhập vào khu vực thăm dò. Thời điểm tháng 7, mọi hoạt động thăm dò ngưng lại. Tại hiện trường còn một máy phát điện, 50 ống sắt và một máy xúc.
Từ tháng 10.2011 đến nay, vùng núi này gần như trở thành cấm địa đối với người lạ, sau khi khoanh đất 2.400m2 được cấp phép tìm nơi cất giấu vàng cho ông Trần Văn Tiệp.
Căn lều dành cho những người thăm dò trú. Một chiếc xe mang biển số khác tỉnh Bình Thuận dùng để vận chuyển nước và các thứ cần thiết khác từ dưới núi lên.
Các phương cách đường chính thức để vào núi Tàu đều thất bại, phóng viên phải bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ mới vào được khu vực này. Thời điểm gần cuối tháng 7, hoạt động thăm dò hầu như ngưng lại.

27 thg 7, 2012

Trung Quốc dọa 'trừng phạt' những người chỉ trích chính phủ trên mạng


Giám đốc cơ quan công an Bắc Kinh đe dọa 'trừng phạt nghiêm khắc' những người sử dụng Internet ‘công kích’ Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Tuyên bố này làm tăng mối lo ngại về một chiến dịch tăng cường đàn áp tự do ngôn luận trước cuộc chuyển tiếp chính trị đầy nhạy cảm ở nước này.
Người sử dụng internet tại một quán cà phê internet ở Bắc Kinh
Ông Phó Chính Hoa, Cục trưởng Cục Công an Bắc Kinh, đã phát biểu như vậy hồi đầu tuần này tại một cuộc họp liên quan tới chiến dịch kéo dài cả tháng, mới được chính phủ công bố, với mục đích được gọi là 'làm trong sạch' mạng Internet.

Ông Phó nói: ‘Những ai bịa đặt và loan truyền các tin đồn về chính trị, công kích Đảng và các nhà lãnh đạo trong chính phủ và cơ quan công quyền sẽ nhận được cảnh báo công khai hoặc bị trừng phạt nghiêm khắc theo pháp luật’.

Tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản đưa tin ông Phó không nói cụ thể thế nào thì bị coi là tin đồn hay công kích chính trị, và lưu ý rằng một số người sử dụng web của Trung Quốc quan ngại rằng chiến dịch 'làm trong sạch' là một mưu toan bóp nghẹt những lời chỉ trích chính phủ trên mạng.

Bản tin được đăng một ngày sau khi giới hữu trách Trung Quốc thông báo đã bắt giữ hơn 10.000 người bị nghi là tội phạm mạng và đã xóa hơn 3,2 triệu thông tin ‘có hại’ trên mạng kể từ khi triển khai chiến dịch qui mô lớn để chống tội phạm mạng hồi tháng Ba.

Nguồn: VOA

Nga muốn trở lại Cam Ranh


Hải quân Nga có ý định trở lại quân cảng Cam Ranh của Việt Nam để đảm bảo yêu cầu triển khai sức mạnh hải quân của mình trên toàn thế giới.


Nga đang xem xét khả năng mở lại các căn cứ hải quân ở Việt Nam, Cuba và Seychelles (trên Ấn Độ Dương), RIA Novosti cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm 27/7 với Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Chirkov.
Vịnh Cam Ranh
Hải quân Liên Xô trước đây đã có hai căn cứ hải quân ở nước ngoài, một ở Cam Ranh (Việt Nam) và ở Tartus (Syria). Nhưng bây giờ, Hải quân Nga chỉ hiện diện ở Tartus.

"Đúng vậy, chúng tôi muốn tiếp tục mở lại các căn cứ này để bảo đảm triển khai lực lượng hải quân bên ngoài Liên Bang Nga. Một phần của công việc này là ở mức độ quốc tế, sẽ tạo ra các hạng mục hậu cần ở Cuba, Seychelles và Việt Nam", ông Chirkov cho biết.

Câu hỏi về việc thành lập căn cứ Hải quân Nga ở nước ngoài trở nên nóng lên từ năm 2008, sau khi tàu chiến Nga tham gia sứ mệnh chống cướp biển ở Vịnh Aden. 

Nguồn: DV

Hạt nhân Nhật đứng trước ngã ba lựa chọn


Khẩu hiệu của phong trào chống hạt nhân: "Nhật Bản phải trở thành quốc gia phi hạt nhân". Thủ tướng Noda cảnh báo: Nếu vậy, "đất nước và nền kinh tế sẽ hệ luỵ". Và nước Nhật đang đứng trước ngã ba của sự lựa chọn

Bản báo cáo thanh tra cuối cùng?

Kể từ sau khi sự cố hạt nhân Fukushima xảy ra đã có nhiều bản báo cáo nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau liên quan đến thảm hoạ lịch sử này. Ngoài các báo cáo của bản thân Tập đoàn Năng lượng Tokyo (TEPCO), còn có các báo cáo của Chính phủ Nhật, của Cơ quan Pháp quy Công nghiệp và Hạt nhân (NISA), của Quốc Hội Nhật và cả của các tổ chức quốc tế như Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) v.v...

Và bản báo cáo mới nhất là của Đoàn các nhà điều tra do Chính phủ Nhật thành lập vừa công bố ngày Thứ Hai (23/7/2012).

Nhà máy Fukushima Daiichi đã hứng chịu thảm hoạ hạt nhân gây ra tiếp sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp ngày 11 tháng 3 năm 2011 vừa qua. Báo cáo chỉ rõ: Đây là tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất kể từ thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị tàn phá sau thảm họa động đất, sóng thần của Nhật Bản
Bản báo cáo nhấn mạnh những hậu quả nặng nề. Nhà máy điện hạt nhân này bị tê liệt, làm thoát phóng xạ ra ngoài, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường và khiến hàng chục ngàn cư dân khu vực xung quanh phải di dời, tránh xa  nơi xảy ra tai nạn.

Bản báo cáo chứa đầy những lời chỉ trích mới mẻ và mạnh mẽ nhằm vào Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), cơ quan có trọng trách vận hành Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima.

Theo bản báo cáo, các biện pháp được thực thi bởi TEPCO và NISA về chuẩn bị đối phó với các thiên tai là không đáp ứng đầy đủ.

Bản báo cáo thanh tra nói trên chưa hẳn là bản cuối cùng và lời chỉ trích trong đó cũng chắc gì không còn lập lại.

Mũi tên chỉ thẳng vào TEPCO

Tranh biếm họa về Tàu Khựa những năm 79 (Phần 3)

Tranh biếm họa về Tàu Khựa những năm 79 (Phần 2)

Tranh biếm họa về Tàu Khựa những năm 79 (Phần 1)

Cẩn trọng với Wechat !


Ứng dụng Wechat, hiện có mặt ở Việt Nam, đã bị truy vấn trách nhiệm tại Trung Quốc vì liên quan đến việc người dùng có thể gặp nguy hiểm.

Cuối tuần trước, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng bài cảnh báo về nguy cơ người dùng các ứng dụng trên điện thoại di động (ĐTDĐ) như Weixin, Momo, Jack’d có nguy cơ bị làm “con mồi” của bọn tội phạm.
Wechat đang phát triển rầm rộ tại Việt Nam
Trong đó, thông qua ứng dụng Weixin, còn có tên gọi là Wechat và hiện đang hoạt động tại nhiều nước gồm cả Việt Nam, bọn tội phạm có thể dễ dàng tiếp cận những người dùng khác. Vốn dĩ, Wechat là một ứng dụng nhắn tin, chia sẻ nội dung như một mạng xã hội trực tuyến đa phương tiện nhiều tính năng. Tuy nhiên, bằng tính năng “Look Around” trên Wechat, những tên tội phạm có thể dễ dàng xác định thông tin về những người dùng ứng dụng trên và đang ở gần bọn chúng.

Đặc biệt, ứng dụng Wechat hiện có đến 100 triệu người sử dụng tại Trung Quốc nên số lượng “con mồi” rất phong phú. Bằng cách này, một người đàn ông họ Cao (32 tuổi) đã tiếp cận cưỡng hiếp 7 phụ nữ trẻ. Hoàn Cầu thời báo dẫn lời giới chức cảnh sát thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, cho hay họ tiếp nhận 20 trường hợp phạm tội thông qua Wechat tính từ tháng 12.2011. Ngoài ra, cảnh sát Bắc Kinh, Nam Kinh và Quảng Châu đã đưa ra các cảnh báo dành cho người dùng Wechat.

Câu hỏi trách nhiệm

Sau những vụ việc trên, dư luận Trung Quốc không khỏi đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của Công ty Tencent, nhà cung cấp ứng dụng Wechat. Theo khảo sát về vấn đề trên do cổng thông tin Ifeng.com thực hiện hồi tuần trước, có đến 42% trong 31.742 người được hỏi cho rằng Tencent “phải chịu trách nhiệm”. Hoàn Cầu thời báo dẫn lời một nhân viên văn phòng tên Trần Kỳ Phong ở Thượng Hải nhận xét: “Mặc dù Weixin (Wechat - NV) có cài đặt bảo mật nhưng điều này chưa đủ”. Tương tự, báo trên dẫn lời luật sư họ Hạ nhận định các nhà phát triển ứng dụng phải có trách nhiệm cảnh báo người dùng về những nguy hiểm tiềm ẩn trong một số tính năng. Ngoài ra, Hoàn Cầu thời báo thông báo họ vẫn chưa nhận được phản hồi từ Tencent về việc tăng cường bảo mật cho ứng dụng do công ty này cung cấp.

Rầm rộ tại Việt Nam

GS Ðại Học Stanford kêu gọi điều tra việc bắt giữ 17 nhà hoạt động trẻ VN


Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford ngày 25/7 gửi đơn lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đặt vấn đề về việc Việt Nam bắt giữ phi pháp và giam cầm 17 nhà hoạt động xã hội-chính trị trong nước.

Thỉnh nguyện thư do Giáo sư Allen Weiner đệ nạp yêu cầu Ủy Ban UNWGAD thúc giục Hà Nội phóng thích ngay lập tức tất cả những người bị giam giữ để khắc phục những vi phạm nhân quyền liên quan tới việc bắt giữ và giam cầm tùy tiện.
17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’
Thông cáo đăng trên website của Trường Luật Đại học Stanford nhấn mạnh 17 nhà hoạt động đang bị giam cầm đã bị vi phạm các nhân quyền căn bản, trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến, hội họp, và lập hội.

Thỉnh nguyện thư gửi cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên điều tra về tình trạng bắt giam tùy tiện cũng nêu rõ 17 nhà hoạt động này còn bị vi phạm quyền được có quy trình tố tụng thích hợp và quyền được xét xử công bằng mà thế giới đã  đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị và trong các văn bản luật pháp quốc tế khác.

Những vi phạm luật pháp quốc tế đó bao gồm bắt giữ mà không có lệnh, giam cầm dài hạn trước khi xét xử mà không lập cáo trạng, ngăn cản không cho người bị giam được tiếp xúc với luật sư và thân nhân trong suốt quá trình bị tạm giam.

Theo Giáo sư Weiner, 17 nhà hoạt động bị bắt giữ chỉ vì họ tham gia các hoạt động kêu gọi nhà nước Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và công bằng xã hội, trong đó có những bức xúc về môi sinh, y tế, luật pháp, chính trị, đất đai, và tham nhũng.

26 thg 7, 2012

Bộ trưởng Công Thương: Cứu doanh nghiệp không cần chờ phê duyệt


Tuyên bố trên được Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đưa ra trong buổi tọa đàm góp ý cho đề án tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp diễn ra tại Hà Nội sáng nay (26/7).

- Bộ Công Thương có kế hoạch như thế nào để giúp doanh nghiệp giải quyết được hàng tồn kho?

- Tôi nghĩ, câu chuyện liên quan đến hàng tồn kho của doanh nghiệp là một trong những vấn đề được Chính phủ, các bộ ngành và toàn xã hội quan tâm. Nếu không giải quyết được, trước hết, mục tiêu kế hoạch năm 2012 khó có thể hoàn thành cũng như khó khăn hơn khi bước vào thực hiện kế hoạch 2013 và những năm sau.

Nhóm giải pháp của Chính phủ cũng đã yêu cầu các bộ ngành, doanh nghiệp tập trung thực hiện giảm nhanh hơn lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Nhóm giải pháp mà Bộ Công Thương đang triển khai cũng sẽ kiến nghị Chính phủ, bộ ngành xem xét nội dung liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, trong đó có tiêu thụ trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: "Sẽ có nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đối tượng này dễ bị tổn thương".
- Cụ thể các biện pháp này sẽ thực hiện như thế nào?

- Nhóm giải pháp trong nước liên quan đến phát triển thị trường nội địa, thực hiện các chương trình đã vận động, chẳng hạn như “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, chủ trương tăng cường sử dụng nhiều hơn các sản phẩm trong nước sản xuất thay cho hàng nhập khẩu. Vấn đề vận động, tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng với hàng Việt cũng cần được tăng cường.

VN ủng hộ Campuchia vào Hội đồng Bảo an


Hãng thông tấn quốc gia Campuchia Agence Kampuchea Presse hôm 24/7 phát bản tin có tiêu đề ‘Việt Nam ủng hộ Campuchia ứng cử vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc’.

Theo đó, phía Việt Nam đã bày tỏ sự ủng hộ này trong buổi tiếp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin vốn đang ở thăm Việt Nam từ ngày 20 đến 25/7.

Campuchia đang vận động để có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc niên khóa 2013-2014.

Ông Dũng cũng nhấn mạnh sự ủng hộ của Việt Nam dành cho Campuchia trên cương vị chủ tịch của khối Asean trong năm 2012, theo AKP.
Việt Nam muốn Campuchia là một nước láng giềng hữu nghị
Heng Samrin đến thăm Việt Nam trong bối cảnh Phnom Penh vừa làm mất lòng Hà Nội khi nhất quyết không chịu đưa các tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc vào nội dung tuyên bố chung của Hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao Asean hồi giữa tháng 7.

‘Coi trọng quan hệ’

Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Campuchia và sẽ nỗ lực hết sức để làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, AKP dẫn lời ông Dũng nói với ông Heng Samrin.

Thủ tướng Việt Nam đề nghị hai nước hợp tác chặt chẽ để hoàn tất việc phân giới cắm mốc biên giới trên bộ để xây dựng một đường biên giới ‘hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển’.

“Thánh phán” Châu Xuân Nguyễn


Anhbadung – Sáng nay ghé thăm tường nhà anh Châu Xuân Nguyễn thấy có bài "Ai là kẻ phản động"? ABD có vài điều "tâm huyết" muốn góp ý với anh Châu để cho bàn dân thiên hạ biết Ai mới là kẻ phản động nhé !

Việc xuất hiện của QLB thì khỏi cần phải bàn, cái cốt lõi mà ABD muốn bàn ở đây chính đối tượng quan tâm và truy cập vào QLB như anh Châu còm sĩ đã “phán”.
"Thánh Phán" Châu Xuân Nguyễn (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ).
Đọc câu đầu tiên, ABD đã thấy ngứa ngáy rồi. Thử hỏi anh Châu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị tòa án nào kết tội mà anh Châu tự cho mình cái quyền gọi là "tội đồ". Chỉ riêng khoản này thì người ta đã biết được cái gọi là "vì nhân dân" của anh thực chất cũng chỉ là cái thùng rỗng kêu to để bao biện cho ý đồ bên trong của mình. 

Bắt tạm giam nguyên Kế toán trưởng Vinalines


Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với bà Nguyễn Thị Bích Loan, nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và một số cán bộ.

Theo quyết định ngày 25-7, bà Loan và Mai Văn Khang, cán bộ ban quản lý dự án của Vinalines; Lê Văn Dương, đăng kiểm viên; Huỳnh Ngọc Đức, Chi cục phó Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa và Lê Ngọc Tiệm, Lê Văn Lừng (đều là cán bộ Hải quan Tân Phong) bị khởi tố về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vinalines mua ụ nổi No83M về phải sửa chữa đầu tư đến nay tổng số tiền lên đến 489,6 tỉ đồng, nhưng hiện vẫn nằm “đắp chiếu” tại cảng Gò Dầu (Đồng Nai) 
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng khởi tố bổ sung đối với bị can Trần Hải Sơn (nguyên giám đốc công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, bị can trong vụ án bị khởi tố về hành vi tham ô tài sản) về hành vi trên.

Trong số này, bị can Mai Văn Khang được tại ngoại, còn lại đều bị bắt tạm giam để điều tra hành vi phạm tội.

Được biết, các bị can bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tư ụ nổi 83M. Theo đó, bà Nguyễn Thị Bích Loan đã có hành vi cố ý làm trái khi để nhóm bị can Trần Hải Sơn, Trần Văn Quang - Trưởng phòng kế hoạch công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines thông đồng với Trần Bá Hùng, cán bộ Hyundai Vinashin và Phạm Bá Giáp, Giám đốc công ty Nguyên Ân - Nha Trang sử dụng pháp nhân của công ty Nguyên Ân thực hiện hành vi lập 2 bộ hồ sơ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống khối lượng sửa chữa phần đáy ụ nổi và gửi giá 10.000 đồng/kg thép hàn vào hợp đồng để chiếm đoạt tiền của Vinalines chia nhau.

EVN 'thích' mua điện Trung Quốc giá cao


Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực VN (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.

Tại buổi làm việc mới đây giữa Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) và tỉnh Phú Yên, nhiều nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đã vò đầu bứt tai kêu khó do mâu thuẫn giữa việc phát điện cạnh tranh và xả nước để đảm bảo tưới cho vùng hạ du. 

Ông Lê Chí Trọng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết kể từ khi xây dựng 3 nhà máy thủy điện Krông H’năng, Sông Ba Hạ và Sông Hinh trên lưu vực sông Ba, nguồn nước về hạ lưu sông Ba đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng  do các nhà máy tích nước phát điện. Ông Chế Bá Hùng, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên cũng nhìn nhận, việc hạ lưu sông Ba thường xuyên thiếu nước là do các nhà máy không duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định.

“Không thể bán được điện”

Về phía thủy điện, ông Dương Quốc Vương, phụ trách Nhà máy thủy điện Sông Hinh, thuộc Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, giải thích năm nay nguồn nước về hồ thủy điện này rất dồi dào nên đến cuối tháng 4/2012, nước vẫn đầy hồ. Nhưng khi triển khai phát điện cạnh tranh từ 1/7, thì nhà máy không thể bán được điện do EVN không đồng ý  mua, mặc dù nhà máy chào giá bán điện không quá cao. Có thời điểm nhà máy chỉ chạy máy cầm chừng 2 giờ/ngày đêm, trong khi hạ lưu thì đang khô khát.
Sông Ba trơ đáy vì thủy điện không xả nước
Trong khi đó, trước bức xúc của tỉnh Phú Yên, EVN liền phát văn bản yêu cầu Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ và Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh khẩn trương cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất vụ hè thu 2012 theo đề nghị của tỉnh, trong đó Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ cung cấp nước liên tục 14 giờ mỗi ngày. Trước tình hình này, ông Đặng Văn Tuần, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ nói, nếu chạy 14 giờ mỗi ngày, nhà máy sẽ nhanh chóng hết nước và lỗ thêm do giá bán điện lại thấp. Do đó, ông Tuần đề nghị, EVN cần cân nhắc giữa việc cấp nước cho hạ du và việc mua điện từ các nhà máy thủy điện, đảm bảo sự hài hòa hợp lý.

ASEAN, Biển Đông: Đâu lại hoàn đó?


Trở lại bình thường cũng có nghĩa là trong khi ASEAN đàm phán về COC với Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực và hăm dọa Philippines và Việt Nam.

Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natakegawa mới đây đã thực hiện một vòng ngoại giao con thoi căng thẳng tới các nước Campuchia, Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia nhằm cứu vãn thỏa thuận về Sáu nguyên tắc của ASEAn trong vấn đề Biển Đông. Trả lời đài truyền hình ABC của Australia về kết quả từ những nỗ lực của ông, vị ngoại trưởng này đáp đó là việc ASEAN trở lại như cũ.

Ý của Ngoại trưởng Marty là ông đã kiểm soát để vượt qua những xáo trộn khi các ngoại trưởng ASEAN không thể đạt được một thỏa thuận gồm 4 đoạn về vấn đề Biển Đông trong bản dự thảo thông cáo chung về kết qủa của hội nghị bộ trưởng lần thứ 45 vừa rồi.

Ai có lỗi?

Ngoại trưởng Marty đứng bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong khi ông này đưa ra tuyên bố 6 điểm của ASEAN. Tuy nhiên, Bộ trưởng Campuchia vẫn không cưỡng được việc đổ lỗi cho Việt Nam và Philippines về thất bại của ASEAN trong việc đưa ra thông cáo chung.

Thông tin từ phiên họp hẹp của hội nghị Bộ trưởng ASEAN lại cho thấy một câu chuyện khác.

Dựa vào những ghi chép từ phiên thảo luận mà tôi được xem, Campuchia hai lần phản đối nỗ lực của Philippines, Việt Nam và các thành viên ASEAN khác trong việc dẫn chiếu những diễn biến mới trên Biển Đông. Mỗi lần Campuchia đe dọa cũng chính là một lần nước này từ chối bản thông cáo chung.

Vấn đề Biển Đông đã được thảo luận trong phiên họp toàn thể của phiên họp hẹp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM. Philippines lên tiếng đầu tiên, sau đó là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào, Myanmar, Singapore và Campuchia.

Ngoại trưởng Del Rosario mô tả một vài "sự mở rộng và gây hấn" của Trung Quốc trong quá khứ cũng như gần đây, nhằm "ngăn Philippines thực thi luật pháp và buộc Philippines phải rút khỏi chính vùng đặc quyền kinh tế của mình".

Ông Del Rosario nêu câu hỏi tu từ: "Giá trị thực của một Bộ quy tắc ứng xử COC là gì một khi chúng ta không thể duy trì được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC".

Ngoại trưởng Del Rosario kết thúc với tuyên bố "điều quan trọng là ủy ban hỗn hợp ASEAN cần đảm bảo DOC được phản ánh trong thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN".
Biển Đông
Bốn quốc gia khác cũng trực tiếp nêu điểm này. Việt Nam mô tả việc Trung Quốc thành lập Thành phố Tam Sa và việc Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc CNOOC mời thầu các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này là "sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam". Việt Nam đề nghị thông cáo chung phản ánh điều này.

Cảnh sát hành hung nhà báo ở Văn Giang bị cách chức


Ba tháng sau vụ hành hung 2 nhà báo VOV tại Văn Giang (Hưng Yên), cơ quan chức năng đã xác định 5 người liên quan, trong đó có thượng úy Đặng Quang Hoàng. Hiện, ông Hoàng đã bị cách chức Đội phó công an huyện Văn Giang.

Chiều 25/7, ông Dương Văn Cảnh, Phó viện trưởng VKSND tỉnh Hưng Yên cho biết, cơ quan này vừa làm việc với công an tỉnh về vụ hành hung 2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (42 tuổi), Trưởng phòng Thời sự và Hán Phi Long (33 tuổi), phóng viên Phòng Thời sự (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV).
Đại diện VKSND tỉnh Hưng Yên cho rằng, hai nhà báo cần phải giám định thương tích mới có thể khởi tố vụ án. 
Theo ông Cảnh, ngay sau khi nhận được thông tin, những hình ảnh về việc hành hung 2 nhà báo đã được gửi lên Viện khoa học hình sự (Bộ công an) giám định. Tuy nhiên do chất lượng hình không tốt nên cơ quan này không thể cung cấp kết quả.

Sau những lần họp tổ để nhận định về hình ảnh trong clip, một số người thuộc diện nghi vấn đã được công an triệu tập, lấy lời khai. Hiện, cơ quan chức năng xác định được 5 người liên quan gồm: Lê Văn Băng, Nguyễn Xuân Biên, Cao Như Mác (dân phòng) và 2 cảnh sát là Vũ Tất Thành (Công an thành phố Hưng Yên) và Đặng Quang Hoàng (Đội phó thuộc công an huyện Văn Giang).

"Hoàng thừa nhận do bức xúc nên đã cầm gậy cao su để vụt, còn Thành đến nay chưa thừa nhận ...", ông Cảnh nói.

Ngoại trưởng Indonesia lại thăm Hà Nội


Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa hiện đang thăm Việt Nam lần thứ hai trong một tuần để thảo luận chuyện Biển Đông.

Trong chuyến thăm hai ngày 25/7-26/7, ông Natalegawa có các cuộc gặp với lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ông Marty Natalegawa
Thứ Tư 25/7, ông đã gặp người đồng nhiệm Phạm Bình Minh ở Hà Nội.

Sang ngày thứ Năm 26/7, ông sẽ hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Hai ngoại trưởng cũng đã đồng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Hợp tác Song phương Việt Nam - Indonesia và ký kết biên bản kỳ họp. Sau đó hai ông đã có họp báo chung.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói với các nhà báo về nội dung thảo luận giữa hai bên:

"Chúng tôi đã thảo luận về hợp tác trong khối Asean và tầm quan trọng của vai trò Asean trong việc giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề ở Biển Đông."

"Chúng tôi cũng thảo luận tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải tại Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển 1982, thực thi Tuyên bố chung DOC và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC."

Về phần mình, Bộ trưởng Natalegawa, tuyên bố:

"Dù nói tới vấn đề gì, kể cả vấn đề Biển Đông, tôi đoan chắc là tôi có thể tiếp tục trông chờ vào Việt Nam như một đối tác vững chắc."

Hiện chưa có chi tiết về các cuộc gặp sẽ diễn ra giữa Ngoại trưởng Indonesia và lãnh đạo Việt Nam vào ngày thứ Năm, nhưng có thể dự đoán rằng tình hình căng thẳng hiện thời sẽ nằm cao trên nghị trình.

Asean chia rẽ

25 thg 7, 2012

"Chính nhà Thanh thừa nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam"


“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Trung Quốc xuất bản hơn 100 năm nay rất có ý nghĩa vì đó là sự thừa nhận chủ quyền quản lý của nhà Thanh chỉ đến đảo Hải Nam, ít nhất cho đến đầu thế kỷ 20”, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá.

Nhà sử học Dương Trung Quốc có cuộc trao đổi tại buổi lễ tiếp nhận tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do tiến sỹ Mai Hồng hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng nay, 25/7.
"Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được lập dưới thời nhà Thanh, xuất bản cách đây hơn 100 năm thừa nhận chủ quyền quản lý của họ chỉ đến đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là một căn cứ khẳng định thêm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trong bối cảnh tranh chấp trên biển Đông hiện nay?
 
Hoàng Sa và Trường Sa - chân lý lịch sử đã khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo thuộc về Việt Nam. Trong thư tịch của chúng ta đã nói về việc các chúa Nguyễn cử những đoàn hải đội Bắc hải, đoàn Hoàng Sa đến những hòn đảo ấy. Chúng ta cũng biết rằng năm 1834, triều Minh Mạng đã có bản đồ vẽ rất cụ thể về dải vạn lý Trường Sa trên biển Đông.
 
Nhà Thanh thừa nhận Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Tìm tòi nguồn tư liệu làm phong phú lịch sử dân tộc, trong đó có lịch sử chủ quyền là rất quan trọng”.  
Như vậy, có thể nói thư tịch và bản đồ của các triều đại Việt Nam đều đã thể hiện vị trí Hoàng Sa, Trường Sa. Trong khi đó, những hoạt động mang tích chất quản lý chủ quyền trên bản đồ Trung Quốc lại không đề cập tới hai quần đảo này. Đây là một yếu tố quan trọng khi xác lập chủ quyền về mặt lịch sử, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra tranh chấp hiện nay.
Vì thế việc phát hiện tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do chính người Trung Quốc làm chính là sự thừa nhận chủ quyền quản lý của nhà Thanh, ít nhất là cho đến đầu thế kỷ 20 (như niên đại bản đồ là năm 1904), chỉ đến đảo Hải Nam, tôi cho là rất có ý nghĩa. Bản thân tấm bản đồ sưu tập được này cũng rất có giá trị vì được xuất bản hơn 100 năm trước, là sản phẩm của nền bản đồ học của Trung Hoa.
 
Việt Nam có văn bản sử sách nào tương ứng với tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” này có giá trị đối chiếu về chủ quyền lãnh thổ?

Chính phủ ứng 30.000 tỷ đồng để đảm bảo tiến độ các dự án


Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý ứng trước 30.000 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương kế hoạch 2013 và vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2013 - 2015.

"Kể từ khi thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP từ năm ngoái cho đến nay, để thắt chặt đầu tư công nhằm kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã không cho phép ứng trước vốn kế hoạch của năm sau nhưng vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc ứng vốn", ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết.
Nguồn vốn ứng trước sẽ được đầu tư cho các lĩnh vực trọng yếu
Tổng số vốn ứng trước sẽ khoảng 30.000 tỷ đồng theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó, vốn ứng trước từ ngân sách Trung ương là 15.000 tỷ đồng, tập trung cho các dự án thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế và vốn đối ứng cho các dự án ODA (khoảng 5.000 tỷ đồng). Khoản ứng trước này chỉ dành cho các bộ, ngành Trung ương, không dành cho địa phương.

Đối với khoản vốn ứng trước từ trái phiếu Chính phủ, cũng khoảng 15.000 tỷ đồng, dành cho các dự án thuộc danh mục đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015, dành để ưu tiên hàng đầu cho các dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng rồi, nhưng chưa có vốn để thanh toán; các dự án sẽ hoàn thành trong năm 2012; và các dự án có thể sẽ hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2013.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc ứng trước này phải được thực hiện trong quý III/2012 để đảm bảo các dự án hoàn thành theo đúng tiến độ quy định.

Nguồn: Infonet

Quyền lực, chính trị và sự sụp đổ


Cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood đã khiến một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất Trung Quốc sụp đổ, vụ việc cũng liên quan đến những vụ tranh giành quyền lực làm rung chuyển Đảng cộng sản Trung Quốc.

Tờ Financial Times gần đây đã có bài phân tích, xâu chuỗi các sự việc về vụ bê bối liên quan đến ông Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Ông Bạc Hy Lai với vẻ mệt mỏi, lo lắng, mất tập trung trong Đại hội
đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc hồi tháng 3
Bài báo cho hay, ngày 15/11/2011, người ta tìm thấy thi thể doanh nhân người Anh Neil Heywood tại một phòng trong khách sạn ba sao Lucky Holiday tại một khu nghỉ dưỡng ở Trùng Khánh. Đây là khách sạn mà bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, thường xuyên đến nghỉ.

Neil Heywood sinh ra tại Anh trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, ông đã được theo học tại trường Harrow, nơi mà cố thủ tướng Anh Winston Churchill từng học tập. Sau này, khi đã tham gia vào nhiều công việc với một gia đình chính trị thế lực bậc nhất Trung Quốc, ông thừa biết rằng họ sẽ làm gì đối với những người muốn qua mặt họ. Nhưng ông cho rằng, đối với một người nước ngoài như ông thì việc đó không dễ dàng như vậy.

Heywood không thể tưởng tượng được người hạ sát mình lại châm ngòi cho một vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc trong hai thập kỉ qua, làm rung chuyển Đảng cộng sản Trung Quốc. Hơn hai mươi năm sống tại Trung Quốc, Neil Heywood chỉ được biết đến như một nhà tư vấn kinh doanh. bVà cái chết của ông đã bị cảnh sát Trùng Khánh ém nhẹ đi chỉ với nguyên nhân “do uống rượu quá mức” và thi thể nhanh chóng được hỏa táng.

Người vợ Trung Quốc của Heywood đã buộc phải đồng ý nhanh chóng hỏa táng thi thể chồng mình. Còn các nhân viên tại khách sạn Lucky Holiday cũng nhanh chóng được thay thế, các nhân viên mới được dặn dò không bàn luận đến cái chết của Heywood.

Tại Anh, những người tham gia an táng Heywood tỏ ra nghi ngờ tính chân thực về nguyên nhân cái chết của Heywood, những người thân của Heywood được thông báo rằng, ông chết do bệnh tim, mà cha ông cũng đã qua đời ở tuổi 63 do căn bệnh này. Một người tham dự đám tang cho hay, “người mà cậu ấy (Heywood) liên lạc ở Trung Quốc không đơn giản như vậy”.

“Quý tộc đỏ”