Theo thống kê mới nhất tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước lên trên 415.000 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng. PetroVietnam dẫn đầu 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước với khoản nợ lên tới 72.000 tỷ đồng.
Theo Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước” mà Bộ Tài chính vừa hoàn thiện, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước lên hơn 415.000 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Đáng chú ý, PetroVietnam đã soán ngôi “chúa nợ” của EVN dẫn đầu 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước với khoản nợ lên tới hơn 72.000 tỷ đồng.
Petro Vietnam đã soán ngôi EVN để đứng đầu các doanh nghiệp Nhà nước nợ ngân hàng, với tổng số nợ 72.300 tỷ đồng. |
Nội dung đề án đề cập khá chi tiết về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay, cũng như phân tích những điểm tồn tại và là những vấn đề mà quá trình tái cơ cấu phải xử lý.
Cụ thể, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước là 415.347 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, chỉ riêng 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước dư nợ đã lên tới 218.738 tỷ đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66% dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước là 415.347 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, chỉ riêng 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước dư nợ đã lên tới 218.738 tỷ đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66% dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với 72.300 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đứng thứ hai với 62.800 tỷ đồng; thứ ba là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) với 20.500 tỷ đồng; kế đến là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) với 19.600 tỷ đồng.
Ngoài ra, đề án cho biết có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần, đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần, như: Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng công ty Thành An và Tổng công ty Phát triển đường cao tốc.
“Tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả. Mức lỗ bình quân của các tập đoàn, tổng công ty còn lớn: theo báo cáo thống kê mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp nhà nước cao gấp 12 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước”, đề án đưa ra đánh giá.
Nói về số nợ này, lãnh đạo một doanh nghiệp ô tô kinh ngạc và đưa ra so sánh: Quy định mới nhất của Việt Nam là mua ô tô công cho bộ trưởng đi công tác giá không quá 1 tỷ đồng. Như vậy, với số tiền nợ hơn 400.000 tỷ đồng trên, sẽ mua được hơn 400.000 cái ô tô cho bộ trưởng nếu quy giá mỗi chiếc xe 1 tỷ đồng. Nếu số xe trên đỗ cắn đuôi nhau trên đường quốc lộ, mỗi chiếc dài khoảng 4m thì số ô tô trên sẽ tạo thành 1 hàng dài 400.000 x 4 = 1.600.000m (hay 1.600km). Như vậy, chiều dài hàng xe gần bằng độ dài quốc lộ 1A (từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau)! Nói vậy để dễ hình dung hơn về số nợ khổng lồ của các doanh nghiệp Nhà nước.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã làm ăn kinh doanh thì chuyện vay nợ là việc bình thường. Quan trọng là xem việc các doanh nghiệp làm ăn có lãi không, và đóng góp vào ngân sách Nhà nước như thế nào. Bên cạnh đó, vấn đề là hiệu quả quản lý, sử dụng đồng vốn Nhà nước như thế nào. Đánh giá lỗ hay lãi cũng nên dựa vào tiêu chí hiệu quả. Nếu doanh nghiệp Nhà nước nào làm ăn luôn thua lỗ thì cứ mạnh dạn cho giải thể, cho tư nhân đầu tư.
Thực tế, trong số những doanh nghiệp Nhà nước vay nợ trên, có không ít doanh nghiệp lãi lớn trong năm 2011 như Petro Vietnam, VNPT, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Viettel, Sông Đà, các Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Miền Nam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn… Tuy nhiên, dù lời lãi cũng phải đánh giá lại việc sử dụng đồng vốn Nhà nước của các doanh nghiệp này xem có tương xứng hay không.
Ngoài ra, đề án cho biết có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần, đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần, như: Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng công ty Thành An và Tổng công ty Phát triển đường cao tốc.
“Tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả. Mức lỗ bình quân của các tập đoàn, tổng công ty còn lớn: theo báo cáo thống kê mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp nhà nước cao gấp 12 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước”, đề án đưa ra đánh giá.
Nói về số nợ này, lãnh đạo một doanh nghiệp ô tô kinh ngạc và đưa ra so sánh: Quy định mới nhất của Việt Nam là mua ô tô công cho bộ trưởng đi công tác giá không quá 1 tỷ đồng. Như vậy, với số tiền nợ hơn 400.000 tỷ đồng trên, sẽ mua được hơn 400.000 cái ô tô cho bộ trưởng nếu quy giá mỗi chiếc xe 1 tỷ đồng. Nếu số xe trên đỗ cắn đuôi nhau trên đường quốc lộ, mỗi chiếc dài khoảng 4m thì số ô tô trên sẽ tạo thành 1 hàng dài 400.000 x 4 = 1.600.000m (hay 1.600km). Như vậy, chiều dài hàng xe gần bằng độ dài quốc lộ 1A (từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau)! Nói vậy để dễ hình dung hơn về số nợ khổng lồ của các doanh nghiệp Nhà nước.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã làm ăn kinh doanh thì chuyện vay nợ là việc bình thường. Quan trọng là xem việc các doanh nghiệp làm ăn có lãi không, và đóng góp vào ngân sách Nhà nước như thế nào. Bên cạnh đó, vấn đề là hiệu quả quản lý, sử dụng đồng vốn Nhà nước như thế nào. Đánh giá lỗ hay lãi cũng nên dựa vào tiêu chí hiệu quả. Nếu doanh nghiệp Nhà nước nào làm ăn luôn thua lỗ thì cứ mạnh dạn cho giải thể, cho tư nhân đầu tư.
Thực tế, trong số những doanh nghiệp Nhà nước vay nợ trên, có không ít doanh nghiệp lãi lớn trong năm 2011 như Petro Vietnam, VNPT, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Viettel, Sông Đà, các Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Miền Nam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn… Tuy nhiên, dù lời lãi cũng phải đánh giá lại việc sử dụng đồng vốn Nhà nước của các doanh nghiệp này xem có tương xứng hay không.
Nguồn: Sưu Tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét