Ngày 30/5, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cùng đại diện ban ngành đã đối thoại với các hộ dân xứ đạo Cồn Dầu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, để tìm tiếng nói chung trong việc giải phóng mặt bằng.
Bí thư thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh |
Tại phường Hòa Xuân có hơn 2.000 hộ phải giải tỏa, di dời để nhường đất cho dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, nhưng đến nay còn 660 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng. Riêng xứ đạo Cồn Dầu, theo báo cáo của UBND quận Cẩm Lệ, hiện còn 266 hồ sơ chưa bàn giao, trong đó có 68 hộ dân chưa nhận tiền.
Tại buổi đối thoại, người dân cho biết sở dĩ không muốn chuyển đến nơi tái định cư vì muốn ở gần nhà thờ để tiện việc sinh hoạt. Thêm vào đó việc đền bù chưa thỏa đáng, còn vướng mắc về thủ tục pháp lý đất đai. Nhiều hộ không bàn giao mặt bằng do việc áp giá đền bù quá thấp, không đủ tiền làm nhà.
Sau khi lắng nghe tất cả thắc mắc của người dân, Bí thư Thanh khẳng định: “Quan điểm của lãnh đạo thành phố là khi thực hiện giải tỏa, cuộc sống người dân nơi ở mới phải tốt hơn nơi cũ. Nếu hộ nào vì giải tỏa mà nghèo khó, không lối thoát thì đến gặp trực tiếp tôi giải quyết”.
Ông Thanh cũng thẳng thắn nhìn nhận một khi đụng chạm đến quyền lợi thì ai cũng muốn thỏa mãn tất cả điều kiện mình đưa ra. Nhưng thành phố chỉ giải quyết những quyền lợi người dân đáng được hưởng.
Về việc tái định cư tại chỗ, Bí thư Thanh giải thích thành phố không quy hoạch đất tái định cư tại chỗ. Với trường hợp có nhu cầu ở lại thì TP Đà Nẵng sẽ làm việc với nhà đầu tư bán lại đất biệt thự nhà vườn theo thỏa thuận giữa hai bên. Giá đất này sẽ “mềm” hơn giá ngoài thị trường.
Tại buổi đối thoại, người dân cho biết sở dĩ không muốn chuyển đến nơi tái định cư vì muốn ở gần nhà thờ để tiện việc sinh hoạt. Thêm vào đó việc đền bù chưa thỏa đáng, còn vướng mắc về thủ tục pháp lý đất đai. Nhiều hộ không bàn giao mặt bằng do việc áp giá đền bù quá thấp, không đủ tiền làm nhà.
Sau khi lắng nghe tất cả thắc mắc của người dân, Bí thư Thanh khẳng định: “Quan điểm của lãnh đạo thành phố là khi thực hiện giải tỏa, cuộc sống người dân nơi ở mới phải tốt hơn nơi cũ. Nếu hộ nào vì giải tỏa mà nghèo khó, không lối thoát thì đến gặp trực tiếp tôi giải quyết”.
Ông Thanh cũng thẳng thắn nhìn nhận một khi đụng chạm đến quyền lợi thì ai cũng muốn thỏa mãn tất cả điều kiện mình đưa ra. Nhưng thành phố chỉ giải quyết những quyền lợi người dân đáng được hưởng.
Về việc tái định cư tại chỗ, Bí thư Thanh giải thích thành phố không quy hoạch đất tái định cư tại chỗ. Với trường hợp có nhu cầu ở lại thì TP Đà Nẵng sẽ làm việc với nhà đầu tư bán lại đất biệt thự nhà vườn theo thỏa thuận giữa hai bên. Giá đất này sẽ “mềm” hơn giá ngoài thị trường.
Bí thư Thành ủy chỉ đạo Ban giải tỏa đền bù số 2 và UBND quận Cẩm Lệ đến từng nhà dân để tìm hiểu hoàn cảnh, đo đạc lại toàn bộ diện tích đất và sẽ đền bù diện tích thực tế thu hồi chứ không căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các cơ quan cần lắng nghe nguyện vọng của từng người dân để tìm cách giải quyết thấu tình đạt lý, không được cứng nhắc, rập khuôn.
“Với những hộ đông khẩu, bức xúc về chỗ ở, dù diện tích thu hồi ít nhưng cũng nên xem xét, bố trí tái định cư hợp lý, sao cho ít nhất một cặp vợ chồng khi ra riêng phải có chỗ ở ổn định”, ông Thanh chỉ đạo.
Sau buổi đối thoại trực tiếp, ông Nguyễn Đức chia sẻ: “Vợ chồng tôi rất đồng tình với việc lãnh đạo xuống trực tiếp từng nhà đo đạc lại diện tích đất và xem xét gia cảnh. Trước đây không riêng gì gia đình tôi mà nhiều hộ dân ở Cồn Dầu không thỏa mãn việc áp giá đền bù thấp, diện tích lại quá ít so với diện tích thực”.
Còn bà Huỳnh Thị Thà, nhà có diện tích giải tỏa đền bù hơn 200 m2, nói: “Tôi giờ ở đơn thân, lại thường xuyên đau ốm vì bệnh gai cột sống. Hy vọng sau cuộc đối thoại với Bí thư Thanh, tôi có thể bày tỏ được nguyện vọng của mình với ban giải tỏa để có cuộc sống mới tốt hơn”.
Nguồn: Sưu Tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét