Việc các lực lượng bên ngoài tham gia giải quyết những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đang dần dần trở thành thực tế, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc. Mới đây đến lượt Nhật Bản kiên quyết trở thành người thứ 3 có mặt tại Biển Đông…
Nhật – Trung tái đấu?
Gần đây những động thái can thiệp tình hình Biển Đông của Nhật Bản ngày càng mạnh lên. Điển hình nhất là việc ngày 28/5/2012, Nhật đã điều 3 tầu chiến hiện đại của mình “ghé thăm” Philippines, nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho quốc gia này.
Trước đó, Tokyo và Manila đã từng đưa ra Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong vấn đề Biển Đông. Theo đó, cả 2 quốc gia đều tái khẳng định Biển Đông là vùng biển quan trọng nối liền thế giới với châu Á – Thái Bình Dương, việc đảm bảo an ninh đường biển ở Biển Đông là lợi ích chung của hai nước.
Có thể thấy rằng, Nhật Bản và Philippines đang lấy Trung Quốc làm đề tài để xác định mục tiêu tăng cường hợp tác mọi mặt, nhưng đối với mỗi nước có tính toán riêng. Philippines cần thêm một chỗ dựa vững chắc “ngoài” Mỹ để không phải phụ thuộc quá sâu với cường quốc này.
Tầu chiến hiện đại của Nhật đã được điều động tới Biển Đông |
Ở chiều ngược lại, Nhật Bản cũng mong muốn thông qua Philippines để có thể với xa hơn tới tận Biển Đông, hạn chế sự bành trướng của Bắc Kinh, tạo thế bao vây uy hiếp trên biển đối với “con rồng” của Châu Á này.
Thông qua Philippines, Nhật Bản sẽ lôi kéo được nhiều nước Đông Nam Á cùng đối phó với Trung Quốc, ý đồ của Nhật Bản là hình thành chế độ phối hợp hai cánh giữa biển Hoa Đông và biển Biển Đông, tăng thêm con bài trong vấn đề Hoa Đông cũng như tranh chấp liên quan tới đảo Điếu Ngư (Senkaku).
Thông qua Philippines, Nhật Bản sẽ lôi kéo được nhiều nước Đông Nam Á cùng đối phó với Trung Quốc, ý đồ của Nhật Bản là hình thành chế độ phối hợp hai cánh giữa biển Hoa Đông và biển Biển Đông, tăng thêm con bài trong vấn đề Hoa Đông cũng như tranh chấp liên quan tới đảo Điếu Ngư (Senkaku).
Nếu xét trên bàn cờ chiến lược của Nhật Bản, các vấn đề về Biển Đông và Hoa Đông liên quan mật thiết với nhau. Nhật Bản muốn lôi kéo, rút ngắn khoảng cách với các nước Đông Nam Á để gây ảnh hưởng của mình ở khu vực.
Để đảm bảo lợi ích an ninh ở trong và ngoài nước, biện pháp cơ bản của Nhật Bản không ngoài ba cách tính là tăng cường lực lượng phòng vệ tự chủ, củng cố liên minh Nhật-Mỹ và hợp tác khu vực.
Dụng ý sâu xa của Nhật trong việc muốn can thiệp sâu vào vấn đề Biển Đông chính là ý tưởng “đồng bộ hóa” những tranh chấp của Tokyo và Bắc Kinh trên biển trở thành vấn đề song hành với tranh chấp trên Biển Đông, qua đó dư luận thế giới sẽ ủng hộ Nhật nhiều hơn.
Nói cách khác là nếu Nhật giúp Asean “chiến thắng” Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông, cũng chính là Nhật Bản đã tự giúp mình trong việc giải quyết công việc nội bộ giữa Nhật và Trung. Liệu rằng sẽ có một cuộc “tái đấu” giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngay trên Biển Đông?
Có khi nào Nhật, Mỹ bắt tay, gõ đầu Trung Hoa?
Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hilarry Clinton bày tỏ sự “quan tâm” đối với vấn đề Biển Đông và cho biết tranh chấp lãnh thổ các đảo ở Biển Đông liên quan đến lợi ích quốc gia của nước Mỹ, đề xuất phương pháp giải quyết bằng phương thức đàm phán đa phương.
Không lâu sau đó Chính phủ Nhật Bản đã nhấn mạnh Nhật Bản và liên minh Nhật-Mỹ cần phát huy vai trò không thể thiếu được trong việc ổn định và sự phồn vinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhật Bản phải chứng minh cho Mỹ thấy được rằng Nhật Bản vẫn có ý nguyện kiên định và có đủ khả năng ủng hộ, phối hợp với Mỹ điều chỉnh chiến lược khu vực. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi ý định bành trướng của Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng.
Nhưng phối hợp với Mỹ, “bảo vệ an ninh hàng hải” lại không phải là toàn bộ động cơ để Nhật Bản can dự vào Biển Đông. Thời kỳ đầu sau chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản coi Đông Nam Á là bàn đạp để khôi phục kinh tế và trở lại với cộng đồng quốc tế, sau đó lại coi Đông Nam Á là chỗ dựa về địa chính trị và sân sau chiến lược để trở thành nước lớn chính trị, một thời gian dài trọng tâm viện trợ đối ngoại của Nhật Bản đã nghiêng về khu vực này.
Cũng bởi những lý do này mà Nhật sẽ không bảo giờ từ bỏ những gì Asean đã mang lại cho Tokyo. Nhật Bản đã công khai đăng đàn ủng hộ lập trường của những quốc gia Đông Nam Á trong tranh chấp trên Biển Đông, và thúc đẩy tổ chức đàm phán đa phương để giải quyết vấn đề tranh chấp này.
Rõ ràng, các chính trị gia của Tôkyô đều biết rõ rằng Trung Quốc là một cơ hội trong việc giúp Nhật Bản loại bỏ suy thoái, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Nhưng đó chỉ là cái lợi trước mắt, vậy nên nếu Tokyo tham cái lợi này họ sẽ mất đi toàn bộ lợi ích, cũng như vị thế địa chính trị sau này tại Châu Á.
Bởi thế, Nhật Bản sẽ không bao giờ từ bỏ ý định can dự vào vấn đề Biển Đông, phối hợp với Mỹ, kiềm chế Trung Quốc, nâng cao giá trị của bản thân, lôi kéo Asean…
Nguồn: http://nguyentandung.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét