Nhiều anh chị em phóng viên mỗi khi có dịp tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vẫn thường gọi anh với quý danh gần gũi Ba Dũng - như chúng tôi vẫn thường gọi anh Sáu Dân (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt), anh Sáu Khải (nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải) tiền nhiệm. Với cách xưng hô như vậy, các anh cũng tỏ ra hài lòng mà không câu nệ nghi thức bởi sự cách biệt về đẳng cấp, cho nên cánh báo chí rất dễ gần các nhà lãnh đạo.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng |
Qua nhiều lần được tiếp xúc, trò chuyện “đời thường” với anh Ba Dũng và tìm hiểu từ các đồng đội cùng trong quân ngũ trước đây cũng như báo giới về cuộc đời và sự nghiệp của anh, chúng tôi cảm nhận nhiều nét khá ấn tượng và lý thú về con đường công danh của anh từ một chiến sĩ trở thành Ủy viên Bộ Chính trị đến nay là nhiệm kỳ thứ 3 - từ khóa VIII, và là vị Thủ tướng đương nhiệm thứ 6 của Chính phủ kể từ năm 1946 đến nay.
Quê anh Ba Dũng ở tận miền đất mũi Cà Mau. Anh chào đời năm 1949 vào giữa lúc gia đình cùng bà con quê nhà và đồng bào cả nước ta đang đối mặt với thực dân Pháp trong cuộc kháng chiến gian khổ ngày càng khốc liệt. Rồi hết thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ, tiếp theo là bọn diệt chủng Polpot tràn sang lấn chiếm biên giới Tây Nam. Hồi niệm lại thời thơ ấu trong những tháng năm kháng chiến, nay anh Ba Dũng nhớ lại quê anh lúc bấy giờ đồn bốt giặc ken dày, không thấy đâu là trường học, bệnh viện. Ngày đêm sống trong cảnh bom đạn địch. Cũng như tuổi trẻ cùng lứa, anh không thể chịu nổi khi phải chứng kiến cảnh giặc sát hại đồng bào ta. Và rồi thân phụ anh, chú ruột và cậu anh lần lượt hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Vậy là năm 1961 mới 12 tuổi đời, anh đã phải thoát ly làng quê tiếp bước cha, chú tham gia cuộc chiến đấu sống còn với giặc Mỹ đang thay gót giày quân Pháp giày xéo quê anh cũng như cả miền Nam ta ngày ấy.
Quê anh Ba Dũng ở tận miền đất mũi Cà Mau. Anh chào đời năm 1949 vào giữa lúc gia đình cùng bà con quê nhà và đồng bào cả nước ta đang đối mặt với thực dân Pháp trong cuộc kháng chiến gian khổ ngày càng khốc liệt. Rồi hết thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ, tiếp theo là bọn diệt chủng Polpot tràn sang lấn chiếm biên giới Tây Nam. Hồi niệm lại thời thơ ấu trong những tháng năm kháng chiến, nay anh Ba Dũng nhớ lại quê anh lúc bấy giờ đồn bốt giặc ken dày, không thấy đâu là trường học, bệnh viện. Ngày đêm sống trong cảnh bom đạn địch. Cũng như tuổi trẻ cùng lứa, anh không thể chịu nổi khi phải chứng kiến cảnh giặc sát hại đồng bào ta. Và rồi thân phụ anh, chú ruột và cậu anh lần lượt hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Vậy là năm 1961 mới 12 tuổi đời, anh đã phải thoát ly làng quê tiếp bước cha, chú tham gia cuộc chiến đấu sống còn với giặc Mỹ đang thay gót giày quân Pháp giày xéo quê anh cũng như cả miền Nam ta ngày ấy.
Thế rồi đường đời từ tuổi thơ đến trưởng thành suốt hơn 20 năm anh Ba Dũng gắn bó với cuộc sống quân ngũ. Chính đó là môi trường thử thách, rèn luyện anh cùng đồng đội trên chiến trường và môi trường công tác. Có dịp trò chuyện với anh bên hành lang nghị trường Quốc hội, tôi gợi hỏi lại chuyện hơn 45 năm trước.
- Thưa anh, năm 1961 khi thoát ly gia đình, những ngày đầu trong quân ngũ anh Ba làm gì?
Vẫn với phong thái gần gũi thân tình, anh cười hiền hậu và chỉ nói:
- Mình làm liên lạc cho các thủ trưởng rồi làm hộ lý quân y phục vụ thương bệnh binh từ mặt trận đưa về.
Vậy là từ một thiếu niên, anh đã trở thành cậu bộ đội “nhí” thuộc Quân giải phóng miền Nam. Đồng đội anh nhớ lại, hồi đó Ba Dũng ngày đêm lẽo đẽo theo các chú, các cô bộ đội hành quân trong bom đạn. Cậu ta luôn chịu đựng gian khổ trước sự thiếu thốn và thử thách ác liệt của chiến trường. Trong công việc cần vụ ở Trạm quân y như giặt giũ băng cứu thương, làm cấp dưỡng, mò cua bắt ốc, kiếm cá, hái rau cải thiện cho các cô chú thương bệnh binh... Ba Dũng không bao giờ nề hà, mà rất tận tụy. Rồi 15 tuổi, cậu được biên chế chính thức trong đơn vị quân y. Được bồi dưỡng và siêng học tập, cậu đã trở thành chiến sĩ cứu thương, rồi y tá, đến y sĩ. Sau đó được đơn vị cử dự khóa bổ túc về phẫu thuật ngoại khoa. Mãn khóa học, anh được cử làm Đội trưởng Đội phẫu thuật mặt trận. Cùng trong quá trình ấy anh từ chiến sĩ lên chức tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội phó rồi đại đội trưởng Đại đội quân y. Năm 1967, vừa tròn 18 tuổi đời anh được kết nạp Đảng ngày 10 tháng 6 năm ấy. Sau đó được cử làm Chính trị viên Đại đội quân y, đồng thời được bầu là Bí thư chi bộ. Năm 2007 vừa qua anh Ba Dũng đã nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
Với những bước phát triển ban đầu ấy, tưởng cứ như thế anh sẽ gắn bó suốt đời với ngành y trong quân đội, nhưng rồi anh được “chuyển nghề”. Đồng đội của anh kể lại: Hồi đó Ba Dũng rất hết lòng với nghề y, sớm hôm chăm sóc cứu chữa thương bệnh binh với tất cả tấm lòng của lương y như từ mẫu. Nhưng nhìn thấy cảnh chiến sĩ ta hy sinh và nhiều đồng bào bị giặc giết hại, rồi nhớ lại cha, chú, cậu mình từng hy sinh trong cuộc chiến đấu với giặc Mỹ, anh đã bày tỏ với lãnh đạo cấp trên nguyện vọng được cầm súng trực tiếp tham gia chiến đấu ở mặt trận.
Thế rồi anh đã được toại nguyện, tổ chức đã điều chuyển anh từ cán bộ quân y sang đào tạo sĩ quan chỉ huy trung cấp tại trường Quân chính quân khu. Sau khi tốt nghiệp loại giỏi, anh được Bộ Tư lệnh quân khu phong hàm thượng úy và bổ nhiệm chức Chính trị viên Tiểu đoàn bộ binh 207, đồng thời là Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn. Sau đó là thiếu tá Trưởng ban cán bộ - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang - Quân khu 9.
Trong quá trình ấy, sau 1975 khi đang là Chính trị viên Tiểu đoàn 207, đơn vị anh Ba Dũng được Quân khu điều động sang chiến trường biên giới Tây Nam hoạt động chống quân Polpot lấn chiếm. Nay kể lại thời kỳ này, các đồng đội hồi ấy không ai quên hình ảnh anh Ba Dũng - người Chính trị viên điềm đạm hiền lành mà xông xáo, gan dạ. Ai cũng nhớ khi vào trận, anh thường chỉ mặc quần xà lỏn (quần cụt), áo cộc tay, bên hông đeo khẩu súng ngắn, trên tay lăm lăm khẩu tiểu liên AK báng gấp với mấy băng đạn đầy. Khi đi trinh sát địch cũng như lúc nổ súng tấn công, anh em thấy trong các cán bộ chỉ huy dẫn đầu đơn vị luôn có anh Ba Dũng. Họ coi sự gương mẫu đó như một mệnh lệnh không lời trong chiến đấu. Trong sinh hoạt anh Ba thường sẻ chia phần mình dành cho anh em thương binh, người ốm. Vì vậy hồi đó cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 207 thường ví rằng khi anh là thầy thuốc thì như từ mẫu, lúc là Chính trị viên thì như mẹ hiền.
Với quá trình 20 năm trong quân ngũ, qua rèn luyện, thử thách trong môi trường khắc nghiệt của chiến tranh, anh trở thành một trong số nguồn cán bộ trẻ. Tháng 10-1981 anh được cử dự khóa học bồi dưỡng chính trị cơ bản trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Sau đó trải qua hơn 10 năm tiếp theo, anh được giao đảm nhận nhiều cương vị lãnh đạo ở cấp tỉnh: là Tỉnh ủy viên - Phó ban tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy đặc trách Bí thư Huyện ủy Hà Tiên, rồi Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND, đại biểu HĐND tỉnh đồng thời là Bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh và là Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 9.
Trong thời gian công tác ở địa phương, năm 1996 anh được cử là đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - Đại hội của đường lối đổi mới. Tại đại hội này anh được bầu vào Ban Chấp hành TW Đảng khóa VI lúc 37 tuổi - là một trong các Ủy viên TW trẻ nhất lúc bấy giờ. Đến Đại hội VII (1991) anh được tái cử vào Ban Chấp hành TW và tiếp tục đảm nhận Bí thứ Tỉnh ủy Kiên Giang cho đến cuối năm 1994.
Từ tháng 1-1995, anh được điều lên TW - một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển. Đầu tiên anh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và được chỉ định là Ủy viên Đảng ủy Công an TW. Đến đại hội VIII (1996) Đại hội IX (2001), Đại hội X (2006) cả 3 nhiệm kỳ (1996 - 2011) anh đều được cử vào Ban Chấp hành TW và được bầu vào Bộ chính trị từ khóa VIII lúc anh 47 tuổi.
Từ khi tham gia lãnh đạo trong Bộ Chính trị, đồng thời là đại biểu Quốc hội từ khóa VIII đến khóa XII hiện nay, anh Ba Dũng trải qua nhiều trọng trách của Đảng, Nhà nước giao cho. Từ tháng 6-1996 là Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế TW - đặc trách kinh - tài của Đảng. Từ tháng 9-1997, anh được Quốc hội phê chuẩn là Phó thủ tướng và sau đó là Phó thủ tướng thường trực đồng thời là Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Với cương vị mới anh Ba Dũng được giao là Chủ tịch Hội đồng Tài chính - tiền tệ quốc gia, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo cấp Nhà nước 10 lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Chính phủ, như: Trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên, Tây Nam Bộ, Ban chỉ đạo xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, Ban chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương... Ngoài ra anh còn đảm nhiệm chức Thống đốc và là Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998 - 1999).
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI (6-2006) và tiếp theo kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII (7-2007), anh Ba Dũng được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Sau khi giữ chức Thủ tướng, Bộ Chính trị đã phân công anh làm Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Đồng thời theo Luật của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng - như một vị Tổng Tư lệnh trên mặt trận chống giặc nội xâm, bảo vệ sự tồn tại của chế độ với cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt. Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng cử anh làm Phó ban chỉ đạo TW thực hiện cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Có thể nói, đến nay anh Ba Dũng so với 5 Thủ tướng tiền nhiệm là người ít tuổi đời hơn cả, đang ở phong độ sung mãn khỏe mạnh. Ấy thế nhưng nhiều đồng đội trong quân ngũ với anh hồi chiến tranh cho biết trên người anh mang đầy thương tích trận mạc. Nghe vậy tôi đã tò mò hỏi. Anh Ba chỉ cười hiền mà không nói về chiến tích của mình. Qua tìm hiểu được biết, quá trình chiến đấu anh đã 4 lần bị thương với nhiều vết thương trên người và là thương binh hạng 2/4 vĩnh viễn. Anh đã 6 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ ở mặt trận cùng hàng chục Huân chương chiến công, Quân công, Huân chương hữu nghị đặc biệt của Nhà nước Lào, Campuchia trao tặng vì nghĩa vụ quốc tế cao cả. Tuy nhiên, với đức tính khiêm tốn của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta nói chung, anh Ba Dũng ít khi nói về những chiến tích của mình đã cống hiến cho đất nước.
Nguồn: Sưu tầm.
Hi..hi...Ở các nước tư bản đang dãy chết, chẳng có chính quyền nào chấp nhận cho một thiếu niên 12t tham gia quân đội cả. Chắc là chỉ có đãng CSVN quanh vinh mới làm điều này thôi. Họ (chính quyền tư bản),quan niệm rằng, lứa tuổi đó chưa thể hoàn chỉnh về nhận thức. Thế cho nên có lẻ đãng CS cũng biết vậy, nhưng lợi dụng điều này để lợi dụng bọn trẻ chăng!!!
Trả lờiXóaNhìn qua phần lý lịch chính tác giả ca ngợi ông Dũng cũng đã thấy rằng: Chả có trường lớp gì về kinh tế, ngân hàng....mà được giao cho chức vụ Thống Đốc Ngân Hàng thì đúng là ông Dũng này thuộc loại "tài ba-cái thế" lắm đây!! (hay có ô dù gì chăng?)...Chẳng thế mà nhiều ngân hàng VN đang lao đao về tài chính...
Tin vào bài viết trên thì có nước bán sạch mọi thứ để chơi chứng khoán Viêt.
Trả lờiXóa