Trang

22 thg 3, 2012

Phí bảo trì đường bộ sẽ ra sao?

Việt Nam có 35 triệu xe máy đang lưu hành, trung bình mỗi xe phải nộp 150 nghìn đồng/năm, thì mỗi năm đã thu được 5.250 tỷ đồng. Với gần 2 triệu xe ôtô, tính tương đối khoảng 10 triệu đồng/xe chẳng hạn, thì số thu của ôtô cũng lên tới 20.000 tỷ đồng...

Với con số khổng lồ như thế này thì đường bộ việt nam có được cải thiện ? Tình trạng giao thông có hết kẹt xe hay không ? hay là đâu lại vô đấy ?

Giá cả thị trường càng ngày 1 tăng, xăng tăng, điện tăng, gas tăng v.v... và hàng trăm thứ thuế đặt lên vai mỗi người dân, trong khi đó các bạn bè trong khu vực họ vẫn đóng thuế nhưng hãy nhìn xem đời sống họ như thế nào ?

Một trong những thắc mắc lớn nhất của dư luận thời gian vừa qua: Cơ sở khoa học nào để Bộ GTVT đưa ra mức thu phí dự kiến với phương tiện, mới đây đã được cơ quan này lý giải. Theo đó, mức phí thu dựa trên ước tính trung bình số km xe chạy trên đường, qui ra hao tổn xăng dầu và thu 1.000 đồng/lít xăng dầu đó. Với tính toán này, Bộ GTVT cho biết số tiền cho quản lý bảo trì đường bộ (kể cả các nguồn khác) sẽ đáp ứng 80% nhu cầu. Tuy nhiên, theo một tính toán khác, dường như số tiền thu được sẽ cao gấp đôi nhu cầu vốn bảo trì. Điều này một lần nữa lại làm nóng dư luận.

Phí thu được nhiều gần gấp đôi nhu cầu vốn bảo trì?
Công thức thu phí được Bộ GTVT đưa ra: tính toán trên nhóm xe cơ sở (bao gồm xe con, xe tải dưới 2 tấn, xe du lịch dưới 12 ghế), trung bình mỗi ngày chạy từ 80 - 100km, mỗi tháng sử dụng 22 ngày, vậy xe chạy 1.800km/tháng. Nhóm xe này tiêu hao 10 lít xăng/100km, tức mỗi tháng 180 lít xăng, nên mức thu là 180.000 đồng, tương đương thu phí 1.000 đồng/lít xăng.

Mức thu phí đối với các nhóm xe khác cũng được tính toán theo công thức tương tự. Bộ GTVT không lý giải vì sao mức phí lại là 1.000 đồng/lít xăng, tuy nhiên có thể thấy cơ sở của mức phí vẫn là thu trên xăng dầu.

Bộ GTVT lại đề xuất tăng phí lưu hành phương tiện theo từng năm.
 Với môtô, xe gắn máy, mức phí do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở nghị quyết của HĐND, trong khung mức thu phí môtô được Bộ Tài chính ban hành, dự kiến có 4 khung áp dụng với từng dung tích xi lanh khác nhau, thấp nhất 80.000đ, cao nhất 225.000đ/năm/xe. Mức này được tính toán dựa trên số km chạy trung bình một tháng là 400 - 500km, mức tiêu hao xăng khoảng 2 lít/100km.

Cách tính toán mức phí như thế này đã bộc lộ rõ sự thiếu công bằng, ví dụ nhà có 3 xe máy nhưng chỉ thường xuyên sử dụng 1 xe, người có ôtô riêng nhưng chỉ để chở gia đình đi chơi cuối tuần so với taxi ngày nào cũng quần thảo trên đường…

Điều này cũng đã nhiều lần được ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN thừa nhận rằng chưa thể tìm ra cách công bằng hơn. Về việc tiền ấy thu để làm gì, Bộ GTVT cũng đưa ra tính toán. Theo đó, cơ quan này cho biết với ngân sách nhà nước cấp trên 2.500 tỉ đồng mỗi năm, mới chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu quản lý, bảo trì cho quốc lộ và ngân sách địa phương chỉ đáp ứng khoảng 20%.

Tính toán của Tổng cục ĐBVN tại thời điểm đầu năm 2011, tổng nhu cầu vốn quản lý, bảo trì quốc lộ và đường địa phương cần 12.200 tỷ đồng. Do đó, với mức thu phí trên phương tiện, cộng với ngân sách sẽ đáp ứng được 80% nhu cầu vốn bảo trì, tương đương 9.760 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu ước tính đơn giản, Việt Nam có 35 triệu xe máy đang lưu hành, trung bình mỗi xe phải nộp 150 nghìn đồng/năm, thì mỗi năm đã thu được 5.250 tỷ đồng. Chưa tính đến gần 2 triệu xe ôtô cũng dự kiến phải đóng phí từ 2,16 - 27,28 triệu đồng/năm, tính tương đối khoảng 10 triệu đồng/xe chẳng hạn, thì số thu của ôtô cũng lên tới 20.000 tỷ đồng, chưa kể ngân sách và các trạm thu phí.

Tính cả lạm phát năm ngoái là 18%, thì vốn bảo trì cho 2012 sẽ là 14.160 tỷ đồng, cũng chỉ hơn 1 nửa so với mức thu ước tính (25 tỷ đồng). Chưa kể đến 3.500 km quốc lộ hiện đang có trạm thu phí. Tất nhiên sự tính toán trên là rất tương đối vì không có số liệu cụ thể, nhưng mức thu phí đó có phải quá cao?

Thu phí nên có lộ trình, “khoan sức dân”
Các vấn đề được tranh cãi hiện nay vẫn chỉ xoay quanh 2 điểm: làm thế nào để đảm bảo công bằng và mức thu thế nào là hợp lý. Tuy nhiên, qua trao đổi với nhiều chuyên gia, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời đích đáng nào về sự “hợp lý”.

Ngay cả những cơ sở tính toán mà bộ GTVT đưa ra cũng rất thiếu chi tiết, do đó thiếu thuyết phục và không nhận được những phản biện đích đáng. Cùng 1 lúc đưa ra dự thảo đến 3 loại phí mới, làm rất gấp gáp ngay cả khi chưa chuẩn bị những cơ sở đầy đủ để thực hiện (hàng loạt văn bản tới đây mới được soạn thảo, cơ chế quản lý quĩ, tập huấn cho các địa phương thu… hiện chưa có) lại vào thời điểm kinh tế khó khăn, muốn nhân dân đồng thuận không phải là dễ.

Bộ GTVT cho rằng mức thu 20 – 50 triệu đồng/xe ôtô (cho riêng phí lưu hành phương tiện) là không cao, nhưng với “phí chồng phí”, rõ ràng nhân dân đang có quan điểm khác. Các chuyên gia cho rằng Bộ GTVT nên tính toán lại chi tiết và công bố rõ ràng mức phí cũng như “khoan sức dân” bằng cách thu có lộ trình sẽ dễ thuyết phục hơn.

Phí lưu hành phương tiện cá nhân mỗi năm tăng 5%
Đây là nội dung được đề cập đến trong Tờ trình số 1818 của Bộ GTVT gửi Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số đề xuất về thu phí lưu hành phương tiện và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố. Theo đó, văn bản này cho biết dự kiến có 3 mức thu đối với ôtô. Loại dung tính xi lanh từ 2.000cm3 trở xuống là 20 triệu đồng/năm, loại từ 2.000 – 3.000cm3 là 30 triệu/năm, loại trên 3.000cm3 là 50 triệu đồng/năm.

Đối với xe máy, có 2 mức phí được đề xuất: 500 nghìn đồng/năm đối với xe có dung tính xi lanh dưới 175cm3 và 1 triệu đồng/năm đối với xe trên 175cm3. Đáng chú ý, mức phí này năm sau sẽ cao hơn 5% so với năm trước. Tại văn bản này, Bộ GTVT cũng đổi tên gọi “Phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ” thành “Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ”.

Nguồn: Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét