Nhật báo Kommersant dẫn lời một nguồn tin thân cận với Rosoboronexport cho hay, chiếc Su-30MK2 bị tai nạn vừa qua nằm trong số máy bay mà Nga chuyển giao cho Không quân Nhân dân Việt Nam, (thuộc hợp đồng cung cấp 12 máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam ký trong năm 2010).
Kommersant lưu ý, những người có tư cách phát ngôn của Rosoboronexport từ chối trả lời về thông tin trên.
Hôm 29/1, người đứng đầu Trung tâm Bảo hiểm Kinh doanh Nga (RIC), ông Alex Petrakov cho biết, chiếc Su-30MK2 bị rơi sẽ được cơ quan này thực thi công tác đền bù.
Nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Nga cũng lưu ý, giá trị bảo hiểm sẽ được thực hiện tương đương với giá của chiếc Su-30MK2 (khoảng 48 triệu USD), Kommersant cho biết.
Tuy nhiên, nguồn tin tiết lộ, việc đền bù bằng tiền là ít khả năng. Theo đó, Hiệp hội sản xuất máy bay KnAAPO của Nga sẽ đền bù cho đối tác theo hình thức “phi tài chính”, nghĩa là Su-30MK2 bị rơi sẽ được thay thế bằng một chiếc máy bay khác. Đây là việc làm đã có tiền lệ và hoàn toàn nằm trong khả năng từ phía Nga.
Vào năm 1997, trong quá trình vận chuyển bàn giao cho Không quân Việt Nam, 2 chiếc Su-27UBK đã bị tai nạn cùng với chiếc máy bay vận tải An-124. Nga đã đền bù ngay bằng việc cung cấp thêm 2 chiếc Su-27PU.
Điểm đặc biệt, Su-27PU là biến thể của máy bay Su-30 đời đầu, và hiện đại hơn so với Su-27UBK. Để thể hiện trách nhiệm, Nga đã “không ngần ngại” việc cung cấp máy bay này cho Việt Nam, dù đây là tình huống không ai mong muốn.
Su-35S đang được nhiều người "hy vọng" sẽ thay thế cho chiếc Su-30MK2 bị rơi khi chưa kịp về Việt Nam
Nhiều ý kiến cho rằng, tiêm kích hiện đại Su-35S có thể là một phương án đền bù tương tự kịch bản trên.
Để thực hiện thương vụ 4 tỷ USD cho Trung Quốc (>> chi tiết), Nga sẽ sớm đưa dây truyền sản xuất Su-35S vào hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế, Nga đã có 2 chiếc Su-35 (số hiệu 901, 902), 4 chiếc Su-35S (số hiệu 01 tới 04), được chế tạo cho mục đích thử nghiệm.
Trong trường hợp không có sự thay thế nào khác cho Su-30MK2, việc “xuất khẩu nóng” một chiếc Su-35S để hợp thành một phi đội gồm 3 chiếc Su-30MK2, 1 chiếc Su-35S cho Không quân Việt Nam là hoàn toàn có thể hy vọng dù còn nhiều phương án ra khác khả thi hơn như Su-27SM/SM3, Su-30M2/SM...
So sánh với Su-30MK2 mà Nga cung cấp cho Việt Nam, Su-27SM/SM3 hay Su-30M2 có những đặc điểm và khả năng tác chiến “vượt trội” và được so sánh gần ngang bằng với Su-35S, bởi đây là các biến thể được chế tạo cho riêng Không quân Nga. Tuy nhiên, cũng cần nhớ là dù không phải là mạnh nhất nhưng các chiến đấu cơ này cũng có thể chứa những công nghệ mật, khó chia sẻ với nước ngoài.
Một phương án đền bù khác là Su-30MKI “chuẩn tàng hình” (>> chi tiết) đang được sản xuất để cung cấp cho Không quân Ấn Độ. Trong khi Su-27SM/SM3, Su-30M2/SM và Su-35S được sản xuất bằng những linh kiện thích nghi với điều kiện khí hậu ở Nga thì Su-30MKI lại phù hợp hơn với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, tương tự như việc Không quân Malaysia đang vận hành Su-30MKM (biến thể máy bay Su-30MKI).
Quanh việc đền bù này, một số nguồn tin như Lenta, Armstrade,... sau khi dẫn lại tin từ Kommersant đã đề cập thêm về khả năng KnAAPO sẽ lắp ráp một chiếc Su-30MK2 khác để thay thế máy bay gặp nạn mà vẫn đảm bảo tiến độ hợp đồng (Kommersant chỉ đưa tin khẳng định chiếc Su-30 bị rơi thuộc lô hàng sắp xuất sang Việt Nam). Tuy nhiên, cũng giống với khẳng định trên của báo chí Nga, không có cá nhân nào có tư cách phát ngôn xác nhận điều này. Do đó, các phương án đền bù từ phía Nga vẫn là những phỏng đoán.
Để thực hiện thương vụ 4 tỷ USD cho Trung Quốc (>> chi tiết), Nga sẽ sớm đưa dây truyền sản xuất Su-35S vào hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế, Nga đã có 2 chiếc Su-35 (số hiệu 901, 902), 4 chiếc Su-35S (số hiệu 01 tới 04), được chế tạo cho mục đích thử nghiệm.
Trong trường hợp không có sự thay thế nào khác cho Su-30MK2, việc “xuất khẩu nóng” một chiếc Su-35S để hợp thành một phi đội gồm 3 chiếc Su-30MK2, 1 chiếc Su-35S cho Không quân Việt Nam là hoàn toàn có thể hy vọng dù còn nhiều phương án ra khác khả thi hơn như Su-27SM/SM3, Su-30M2/SM...
So sánh với Su-30MK2 mà Nga cung cấp cho Việt Nam, Su-27SM/SM3 hay Su-30M2 có những đặc điểm và khả năng tác chiến “vượt trội” và được so sánh gần ngang bằng với Su-35S, bởi đây là các biến thể được chế tạo cho riêng Không quân Nga. Tuy nhiên, cũng cần nhớ là dù không phải là mạnh nhất nhưng các chiến đấu cơ này cũng có thể chứa những công nghệ mật, khó chia sẻ với nước ngoài.
Một phương án đền bù khác là Su-30MKI “chuẩn tàng hình” (>> chi tiết) đang được sản xuất để cung cấp cho Không quân Ấn Độ. Trong khi Su-27SM/SM3, Su-30M2/SM và Su-35S được sản xuất bằng những linh kiện thích nghi với điều kiện khí hậu ở Nga thì Su-30MKI lại phù hợp hơn với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, tương tự như việc Không quân Malaysia đang vận hành Su-30MKM (biến thể máy bay Su-30MKI).
Quanh việc đền bù này, một số nguồn tin như Lenta, Armstrade,... sau khi dẫn lại tin từ Kommersant đã đề cập thêm về khả năng KnAAPO sẽ lắp ráp một chiếc Su-30MK2 khác để thay thế máy bay gặp nạn mà vẫn đảm bảo tiến độ hợp đồng (Kommersant chỉ đưa tin khẳng định chiếc Su-30 bị rơi thuộc lô hàng sắp xuất sang Việt Nam). Tuy nhiên, cũng giống với khẳng định trên của báo chí Nga, không có cá nhân nào có tư cách phát ngôn xác nhận điều này. Do đó, các phương án đền bù từ phía Nga vẫn là những phỏng đoán.
Nguồn: Sưu Tấm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét