Trang

5 thg 3, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng: Đạo đức, Trí tuệ, Cương quyết chống tham nhũng

Trước những thông tin nhiễu loạn về vị Thủ tướng hiện nay trên Internet, tôi quyết định gửi bài tới Ban biên tập thông tin về Nguyễn Tấn Dũng -Vị Thủ tướng đương nhiệm của chúng ta. Bài viết:
Để trả lời Nguyễn Tấn Dũng là ai?
Tôi xin được tổng kết như sau:
Nguyễn Tấn Dũng (sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949 tại Cà Mau) là Thủ tướng Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Ông được Quốc hội bầu lên vị trí Thủ tướng Chính phủ từ ngày 27 tháng 6 năm 2006 sau khi Thủ tướng tiền nhiệm Phan Văn Khải quyết định về hưu. Ông tái đắc cử vị trí này vào ngày 25 tháng 7 năm 2007. Nguyễn Tấn Dũng là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam thuộc thế hệ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng là Thủ tướng trẻ nhất khi nhậm chức (57 tuổi).
Tiểu sử
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có quê quán tại Thành phố Cà Mau, thuộc tỉnh Cà Mau. Là con thứ hai trong gia đình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn được gọi với cái tên Ba Dũng. Ngày tham gia Cách mạng: 17-11-1961. Ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm công tác văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sĩ. sau đó Ông lần lượt giữ các chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng (tương đương Trung sĩ), Trung đội bậc trưởng (Chuẩn úy), Đại đội bậc phó (Thiếu úy), Đại đội bậc trưởng (Trung úy) – Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá. Ông Nguyễn Tấn Dũng gia nhập Đảng Lao động Việt Nam vào năm 17 tuổi (ngày 10 tháng 6 năm 1967), (chính thức ngày 10 tháng 3 năm 1968). Cuối năm 1969, nhờ người bạn chiến đấu Phan Trung Kiên, ông thoát chết trong một trận càn quét ở Cà Mau-Kiên Giang.
Ông Nguyễn Tấn Dũng học khoá Bổ túc sĩ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn – Trung đoàn Bộ binh, và đảm nhiệm nhiệm vụ Thượng uý – Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn) và Đại uý – Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Uỷ viên Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Căm pu chia . Thiếu tá – Trưởng Ban cán bộ (Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Chính trị) của Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Kiên Giang.
Khen thưởng: 2 Huân chương Chiến công hạng 3, 6 Danh hiệu Dũng sĩ . Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng 1, 2, 3 . Huân chương Hữu nghị hạng Đặc biệt của Nhà nước – Hoàng gia Căm-pu-chia . Huân chương ITSALA của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- Tháng 10-1981 đến tháng 12-1994: ông Nguyễn Tấn Dũng học trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc . Tỉnh uỷ viên- Phó Ban tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang. Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ – Bí thư huyện uỷ Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Kiên Giang . Phó Bí thư Tỉnh uỷ – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh Kiên Giang . Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh, Đảng ủy viên Đảng uỷ Quân khu 9 .
- Tháng 1-1995 đến tháng 5 -1996: ông làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Đảng ủy viên – Đảng uỷ Công an Trung ương.
- Tháng 6-1996 đến tháng 8-1997: ông là Uỷ viên Bộ Chính trị và Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị,  Trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng và phụ trách công tác Tài chính của Đảng.
- Tháng 9-1997 đến 6-2006: Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ . Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới Doanh nghiệp nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác. Năm 1998-1999 kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước .
- Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử ông Nguyễn Tấn Dũng làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI. Ngày 27 tháng 6 năm 2006, ôngNguyễn Tấn Dũng được Quốc hội bầu làm tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tháng 7-2006 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Đối với lịch sử Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vị Thủ tướng trẻ nhất của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam đầu tiên hội kiến Giáo hoàng.
Năm 2010, Việt Nam với trò chủ tịch luân phiên của ASEAN được đánh giá là thành công trong hoạt động ngoại giao và kết nối các thành viên được nhiều báo chí đánh giá là nhờ công lớn của ông.
Hoạt động và chính sách:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có những nhiều thành công về mặt đối ngoại. Năm tháng sau khi nhậm chức, ông để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của hội nghị APEC (tháng 11/2006). Tháng 5/2007, tạp chí World Business bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á. Trong nhiệm kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 2008/2009).
Trong cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi lạm phát cả năm của Việt Nam lên cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu, theo Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định thì gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng tốt và kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điều hành rất thành công khi Việt Nam trong cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2010.
Chính sách mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra:
- Từng bước tiến dần đến chính phủ điện tử và công khai hóa các hoạt động của chính phủ.
- Mở rộng hợp tác trên mọi linh vực với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Ký hợp đồng với Nga mua các tàu ngầm, máy bay chiến đấu Mic 29 và các loại vũ khí hạng nặng khác về trang bị cho Quân đội Việt Nam.
- Chính thức mời Nga hợp tác và giúp đỡ Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên với các điều kiện bảo đảm cần thiết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tiếp với nhân dân:
Ngày 9/2/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân trong và ngoài nước. Chủ đề đối thoại là “Vì một Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Hội nhập thành công, phát triển bền vững”.
Người quyết đoán:
Nguyễn Tấn Dũng là vị Thủ tướng trẻ và khỏe mạnh, một ngày ông có thể làm việc với một cường độ rất cao, lịch làm việc dày đặc.
Nguyễn Tấn Dũng là vị Thủ tướng mạnh mẽ, quyết đoán chỉ đạo thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội bằng Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đứng ra thẳng thắn nhận trách nhiệm về Vinashin. Hiện nay Bộ công an đang tiếp tục điều tra và xử lý các quan chức của Tập đoàn có liên quan đến tiêu cực.
Các sự kiện xảy ra tại Việt Nam trong nhiệm kỳ:
Có nhiều sự kiện quan trọng xảy ra tại Việt Nam trong (các) nhiệm kỳ của ông. Bao gồm:
- Khủng hoảng tiền tệ năm 2008: Đây là khủng hoảng xảy ra ngay trước khi Khủng hoảng Tài chính thế giới nổ ra.
- Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008: ngay sau khi khủng hoảng lạm phát 2008 tại Việt Nam xảy ra, khi Chính phủ định thi hành chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ thì khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra. Khi hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới lâm vào khủng hoảng (như Mỹ, Châu Âu, các nước Châu Á (trừ Trung Quốc)), Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là về xuất khẩu. Chính phủ lập tức áp dụng 2 gói kích cầu.
- Tái cơ cấu Vinashin: khủng hoảng nợ tại Vinashin bùng phát vào tháng 5/2010 khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đưa ra quyết định tái cơ cấu Vinashin, cơ cấu lại các khoản nợ. Tập trung sản xuất hiệu quả hơn.
- Xây dựng quan hệ đối tác với Mỹ năm 2010
Những kết quả:
- Chính trị-xã hội ổn định, quyền dân chủ và quyền lợi chính đáng của nhân dân được tôn trọng, bảo đảm.
- Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao. Sức cạnh tranh, hiệu quả của nền kinh tế cũng có bước phát triển đáng kể. Đời sống nhân dân dần được nâng cao. Xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường có bước phát triển hơn.
- Văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được những kết quả tích cực.
- Cải cách hành chính, chống tham nhũng đạt được kết quả bước đầu.
- Quốc phòng an ninh được tăng cường.
- Công tác đối ngoại đạt được nhiều thắng lợi lớn, có ý nghĩa quan trọng. Sau hơn 11 năm kiên trì đàm phán, nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chúng ta cũng đã tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14 tại Việt Nam. Các nước châu Á ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tôn giáo và thông qua quy chế PNTR với Việt Nam. Thành tựu đó đã tạo ra thế và lực mới cho dân tộc, tạo ra thời cơ và thuận lợi để chúng ta tiếp tục phát triển trên các lĩnh vực, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, để đến năm 2020 cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điều hành rất thành công khi Việt Nam trong cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2010.
- Cải cách thủ tục hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm. Phải công bằng nhìn nhận, thời gian qua, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, chúng ta đã tiến hành cải cách khá lâu nhưng vẫn còn nhiều yếu kém. Vẫn còn nhiều thủ tục gây phiền hà, cản trở đối với sự phát triển.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội như đã nêu trong Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Những quyết sách mới mạnh mẽ và dứt khoát đã được Chính phủ nêu trong Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu ổn định kinh tế vĩ mô. Thông điệp nổi bật và đáng chú ý nhất của Nghị quyết chính là việc ổn định vĩ mô.
Nguồn:Nguyễn Tấn Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét