- Việc giá bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là xăng bất ngờ tăng lên 22.900 đồng một lít. Tại sao mức tăng lại cao như vậy thưa ông?
Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết quỹ bình ổn giá hiện đã cạn kiệt.
Một yếu tố nữa là quỹ bình ổn giá (BOG) hiện đã cạn kiệt, thậm chí âm. Như tại Petrolimex, quỹ đang âm 73 tỷ đồng. Do vậy, Bộ đã phải đi đến quyết định điều chỉnh giá, đồng thời giảm mức sử dụng quỹ BOG về bằng với mức trích để tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
- Theo thông báo của Bộ Tài chính, việc tăng giá vừa qua mới chỉ bằng 12,56% - 40,95% mức cần phải điều chỉnh. Đây có phải là cái “cớ” để doanh nghiệp tiếp tục đòi tăng giá tiếp?
- Phần “đáng lẽ phải điều chỉnh” ở đây là của Nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp, nên không thể là lý do để doanh nghiệp tiếp tục đòi tăng giá. Trong cơ cấu tính giá cơ sở lần này đã tính tới biến động giá thế giới, tỷ giá, chi phí lưu thông của doanh nghiệp, thuế VAT… Nhưng riêng thuế nhập khẩu thì chưa tính tới.
Nếu tính kịch trần thì thuế suất đối với xăng dầu phải là 25% - 35%. Như vậy mới ra mức giá cần phải điều chỉnh là 4.200 - 6.500 đồng một lít. Tuy vậy, Nhà nước đang đứng trên quan điểm vì lợi ích của toàn nền kinh tế nên vẫn quyết định giữ thuế ở 0%. Mục đích chính là ổn định vĩ mô, cân đối một phần lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
- Đợt điều chỉnh vừa qua được căn cứ theo giá cơ sở từ ngày 5/2 - 6/3. Vậy bao giờ Bộ Tài chính sẽ xem xét lại giá bán lẻ xăng dầu?
- Theo quy định của Nghị định 84 thì việc điều chỉnh giá được căn cứ trên cơ sở bình quân 30 ngày. Như vậy, có thể trong vòng 30 ngày sau thời điểm điều chỉnh, giá bán có thể được xem xét lại. Tuy nhiên, nếu trong vòng 10 ngày tới, nếu giá thế giới có biến động, Bộ sẽ có tính toán lại ngay.
- Trong trường hợp giá xăng dầu thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, Bộ Tài chính sẽ tăng thuế, giảm mức sử dụng quỹ BOG hay hạ giá cho người tiêu dùng?
- Như tôi đã nói ở trên thì quỹ bình ổn giá hiện đã cạn kiệt. Do đó, nếu giá xăng dầu thế giới hạ nhiệt thì việc làm đầu tiên là giảm mức sử dụng quỹ, đồng thời kết hợp với giảm giá cho người tiêu dùng ngay khi điều kiện cho phép. Thuế sau đó sẽ được áp ở mức hợp lý.
- Ông đánh giá như thế nào về việc tăng giá xăng dầu đối với mục tiêu kiểm chế lạm phát năm nay, đặc biệt là khi hiện tượng “tát nước theo mưa” khá phổ biến trong kinh doanh tại Việt Nam?
- Theo tính toán của Tổ điều hành giá xăng dầu của Liên bộ Tài chính - Công Thương thì nếu giữ nguyên giá bán lẻ vừa điều chính đến hết năm thì CPI của 2012 sẽ tăng khoảng 0,85%. Trong đó, trực tiếp là 0,24%, gián tiếp là 0,61%.
Giá xăng tăng, nhất là tăng 10% như vừa qua (trung bình các mặt hàng xăng dầu là 7,3%) đương nhiên sẽ tác động đến đời sống. Trách nhiệm của cơ quan quản lý khi đó là làm sao hạn chế tối đa tác động này, bằng cách kiểm soát chặt, không để doanh nghiệp “tát nước theo mưa”. Chẳng hạn xăng dầu chiếm 40% giá thành vận tải. Như vậy xăng dầu tăng 7,3% thì doanh nghiệp vận tải chỉ được tăng giá khoảng 3%. Nếu tăng cao hơn thì sẽ bị xử lý.
- Tuy vậy, việc xăng tăng giá lên mức kỷ lục 22.900 đồng một lít vẫn được xem là cú sốc với người tiêu dùng, trong khi lần điều chỉnh gần nhất đã cách đây một năm. Ông bình luận như thế nào trước ý kiến cho rằng giá xăng đã bị “nén” quá lâu nên mới bùng lên như vậy?
- Nếu thực hiện kiên quyết tinh thần của Nghị định 84 thì đúng là giá xăng dầu sẽ phải thường xuyên điều chỉnh. Nhưng nếu làm như vậy thì tâm lý xã hội cũng như bản thân doanh nghiệp cũng chưa quen, sẽ lại có ý kiến cho rằng tăng dồn dập. Do vậy, việc điều hành giá sẽ tiếp tục đi theo hướng tiến dần tới thị trường, nhưng phải từ từ, từng bước một.
Vừa rồi do tác động của bên ngoài cũng như yêu cẩu phải bình ổn giá trong dịp Tết nên phải giữ giá. Đến lúc tăng thì lại tăng cao, gây sức ép lên nền kinh tế. Tuy nhiên, dự báo giá dầu thô năm 2012 chỉ dao đông trong khoảng 105 - 112 USD một thùng. Do vậy, tình trạng căng thẳng về giá hiện nay chắc chắn chỉ là tạm thời.
Nguồn: vnexpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét