Trang

20 thg 3, 2013

TT Nguyễn Tấn Dũng: Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống

Ngày 19-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ, trò chuyện với đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng và khẳng định việc Việt Nam luôn chuẩn bị để "bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện cùng đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện cùng đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng


Gần 20 cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện đang sinh sống tại Hải Phòng gửi đến Thủ tướng những tâm tư nguyện vọng về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đất nước và những ý kiến liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp.

Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao và biết ơn sự đóng góp, hi sinh của các tướng lĩnh quân đội, cựu binh, lão thành cách mạng... trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Thủ tướng khẳng định: “Nếu không có các cuộc chiến tranh vĩ đại như Cách mạng Tháng Tám, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Điện Biên Phủ trên không... thì không có thành quả của sự nghiệp đổi mới ngày hôm nay. Các thế hệ đi sau sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp, dốc toàn lực xây dựng, phát triển kinh tế đất nước và đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Về tình hình biển Đông, Thủ tướng cho biết Đảng và Nhà nước vẫn không ngừng nỗ lực đấu tranh ngoại giao để bảo đảm chủ quyền quốc gia trên biển đảo. Việt Nam đã làm mọi việc để đấu tranh một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời luôn chuẩn bị để bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống.

Cũng tại buổi gặp gỡ, đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng kiến nghị Chính phủ nghiêm khắc xử lý một số người lợi dụng việc đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp để yêu cầu xóa điều 4 Hiến pháp. Trao đổi với các cựu chiến binh, Thủ tướng nhấn mạnh việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp là để kêu gọi, tạo điều kiện cho người dân đóng góp trí tuệ, công sức... qua đó Đảng và Nhà nước chân thành tiếp thu trên tinh thần cầu thị để có được bản Hiến pháp tiên tiến phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam và hợp ý Đảng lòng dân. Đồng thời Thủ tướng cũng khẳng định: “Hơn lúc nào hết chúng ta đang cần sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân. Hơn lúc nào hết chúng ta đang cần sự ổn định xã hội... để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng”.

Trước đó vào sáng cùng ngày, Thủ tướng đã dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng mở rộng khu bay cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

Đề nghị Trung Quốc không cản trở ngư dân Việt Nam


Ngày 19-3, Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam đã lên tiếng trước một số động thái gần đây của Trung Quốc trên biển Đông và một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, Trung Quốc vừa phê duyệt thành lập đài phát thanh và truyền hình “Tam Sa” và đài truyền hình vệ tinh “Tam Sa”; cử biên đội tàu hải giám 83 cùng trực thăng hải giám B-7103, các tàu hải giám 262 và 263 tiến hành tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, xua đuổi tàu cá Việt Nam (số hiệu QNg96417TS và QNg96382TS) đang hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp tại khu vực này. Gần đây nhất, Trung Quốc cử tàu khảo sát khoa học nghề cá Nam Phong đến điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Ủy ban Biên giới quốc gia, các hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. “Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam” - đại diện ủy ban này cho biết.
Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục có những động thái đơn phương xâm lấn biển Đông, bất chấp phản ứng và quan ngại của các nước xung quanh.
Ngày 18-3, chính quyền tỉnh Hải Nam tuyên bố trong năm 2013 họ sẽ thành lập đài truyền hình vệ tinh Nam Hải và phát hành Nhật Báo Tam Sa. Đài truyền hình vệ tinh này, như Nhật Báo Trung Quốc cho biết, sẽ phát sóng các chương trình phát triển kinh tế cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường biển của tỉnh Hải Nam để phục vụ binh lính và cư dân ở “thành phố Tam Sa”. Còn Nhật Báo Tam Sa sẽ chuyên đưa tin về tiến độ xây dựng, phát triển kinh tế ở “thành phố Tam Sa”, thành phố mà Trung Quốc đã thành lập trái phép từ tháng 7-2012, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh.
Một ngày trước đó, Trung Quốc cũng đưa tàu khảo sát khoa học ngư nghiệp Nam Phong đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để thực hiện trái phép việc “đánh giá và điều tra nguồn tài nguyên ngư nghiệp ở biển Đông”.
Nam Phong là tàu do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo với tải trọng 1.500 tấn, được xem là tàu khảo sát ngư nghiệp lớn nhất châu Á. Tàu được trang bị các thiết bị tiên tiến như hệ thống định vị dưới nước nhằm thăm dò đáy biển và cung cấp thông tin chi tiết về số lượng, chủng loại, kích cỡ của các đàn cá dưới độ sâu hàng ngàn mét ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

TTO

9 thg 1, 2013

TT Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ông Nguyễn Văn Bình phải chịu trách nhiệm về lạm phát


Kiểm soát lạm phát và xử lý nợ xấu là hai trọng trách lớn của năm 2013 mà Thủ tướng giao phó cho ngành ngân hàng tại hội nghị tổng kết sáng nay.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013 diễn ra tại Hà Nội sáng 9/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thắn giao trọng trách kiểm soát lạm phát vào đôi vai của vị tư lệnh ngành ngân hàng – Thống đốc Nguyễn Văn Bình. “Trước hết, Thống đốc phải chịu trách nhiệm với Chính phủ về lạm phát. Là thành viên Chính phủ thì phải làm sao điều hành lạm phát thấp mà tăng trưởng cao. Đây không phải là đòi hỏi duy ý chí nhưng là mục tiêu kép. Kiểm soát lạm phát tốt nhưng nếu tăng trưởng dưới 5% thì thất nghiệp”, Thủ tướng nói với Thống đốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Về mục tiêu trong năm 2013, Thủ tướng nhấn mạnh sẽ cùng đồng thuận lấy mục tiêu chung của đất nước là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để phấn đấu. Riêng về vai trò của Ngân hàng Nhà nước và các mục tiêu cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phải điều hành chính sách tiền tệ để lạm phát năm 2013 phải thấp hơn 6,8% của năm 2012, tỷ giá tiếp tục ổn định và quản lý thị trường vàng tốt như đối với thị trường ngoại tệ.
Nhiệm vụ khác Thủ tướng giao phó cho Ngân hàng Nhà nước là thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý, đúng địa chỉ. Theo đó, các ngân hàng cần chia sẻ tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp bằng cách phân tích những đơn vị khó khăn tạm thời cần cho vay, hạ lãi suất, khoanh nợ, dùng dự phòng rủi ro để giảm lãi suất. Nói với toàn ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết: “Có những doanh nghiệp chỉ dừng cho vay là họ đổ vỡ ngay, trong khi nếu tiếp tục cho vay họ phát triển tốt. Đây là trách nhiệm với nền kinh tế, đất nước và với chính ngân hàng. Giờ trăm sự nhờ vốn, mà vốn vẫn chủ yếu nhờ ngân hàng”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho ngành ngân hàng trong năm 2013 là xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại ngành. “Tôi nghe Thống đốc báo cáo thì thấy rằng trăm sự cũng nhờ ngân hàng. “Cái chính là các đồng chí phải tự xử lý. Chủ yếu là các ngân hàng thôi chứ không có ngân sách để xử lý nợ xấu”, Thủ tướng chia sẻ.
Nhìn lại cả năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận, dù chưa lường hết những khó khăn nhưng ngành ngân hàng đã làm được những thành tựu quan trọng. Ngành ngân hàng đã làm tốt chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Trung ương, chức năng thành viên của Chính phủ để điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ. Qua đó, mới đóng góp ổn định lạm phát, tỷ giá, giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, điều hành chính sách tiền tệ như trong năm 2012 đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Một trong những thành công theo đánh giá của ông là việc đưa lạm phát từ 19% năm 2011 về còn 6,8% trong năm nay. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, điểm quan trọng là năm 2012 đã tạo ra được thế kiểm soát lạm phát một cách bài bản, làm cơ sở cho năm 2013 tiếp tục duy trì. “Những năm trước có kiểm soát nhưng độ vững chắc chưa cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái lạm phát. Nay các nhân tố gây tái lạm phát vẫn còn nhưng không đáng lo ngại. Do đó, mục tiêu 2013 kiểm soát lạm phát thấp hơn 2012 là có cơ sở, có căn cứ”, người đứng đầu Chính phủ cho biết.
Thủ tướng cũng cho rằng, ngoài lạm phát, đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2013 còn là việc kiểm soát tỷ giá. “Kinh tế vĩ mô khó khăn, nhưng vẫn giữ được tỷ giá, đây là công lao lớn của cả nền kinh tế nhưng vai trò ngân hàng rất quan trọng, từ đó mà lãi suất giảm mạnh, liên tục trong năm qua”, Thủ tướng khen ngợi.

Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc Nguyễn Văn Bình

Đánh giá về thị trường vàng, Thủ tướng cũng cho hay, dù vẫn còn một số việc cần làm nhưng bước đầu, ngành ngân hàng đã làm được yêu cầu đưa ra đó là không để thị trường vàng gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Theo ông, những tình trạng như trước đây, vàng tác động liên tục vào tỷ giá, lãi suất, cán cân xuất nhập, gây mất ổn định, làm giảm giá trị đồng tiền đã không còn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu hai yêu cầu khác về thị trường vàng cho ngành ngân hàng. Thứ nhất, cần đảm bảo nhu cầu cơ bản, hợp pháp của người dân về vàng. “Dân mua vàng thì đâu có thiệt hại gì. Phải làm sao quản lý nhưng lợi ích của của người dân, cộng đồng nói chung đảm bảo”, Thủ tướng nói.
Yêu cầu thứ ba theo Thủ tướng là quản lý vàng để từng bước vàng trở thành nguồn lực đất nước. “Không để nó mãi chôn một chỗ mà phải thành tiền đưa vào sản xuất kinh doanh”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Tại hội nghị tổng kết năm nay, không nói nhiều về những việc chưa làm được của ngành ngân hàng như năm ngoái nhưng người đứng đầu Chính phủ lại tỏ ra buồn lòng về chuyện các ngân hàng vi phạm pháp luật. Nói về những sai phạm của ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết có tình trạng một số cổ đông chi phối, lập ra ngân hàng rồi coi là của mình và lập công ty con rút tiền ra. “Đó là vi phạm pháp luật, là lừa đảo. Làm ngân hàng phải lành mạnh, không được lấy tiền của người dân cho mình chi tiêu, đầu tư; tài sản thế chấp một đồng mà cho lên thành 10 đồng”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng giao Ngân hàng nhà nước xem xét và đưa ra quy định để quản lý tốt vấn đề sai phạm của các ngân hàng. “Chúng ta phải làm sao ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, không lặp lại tình trạng ngân hàng yếu kém, gây mất ổn định nền kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu.

8 thg 1, 2013

Thủ tướng chỉ đạo tập trung bảo đảm an sinh xã hội


Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác lao động, người có công và xã hội năm 2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 7/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo...

Đầu cầu Hà Nội của Hội nghị trực tuyến triển khai công tác lao động, người có công và xã hội.

Không cắt giảm bất kỳ khoản chi nào dành cho an sinh xã hội

Điểm lại những kết quả phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đạt được trong năm 2012, trong đó có đóng góp quan trọng của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong bối cảnh phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, chúng ta đã đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, kinh tế vĩ mô giữ được ổn định, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, tăng trưởng GDP đạt trên 5% (nằm trong nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực).

Đặc biệt trong điều kiện khó khăn, chúng ta không cắt giảm bất kỳ khoản chi nào dành cho an sinh xã hội mà còn tăng thêm các khoản chi cho an sinh xã hội. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội đã đóng góp quan trọng vào sự ổn định xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ đồng tình với các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2013 của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, trong đó có một số chỉ tiêu lớn như: tạo việc làm cho 1,6 triệu người; tăng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lên 11,146 triệu người; tuyển mới dạy nghề cho 1,9 triệu người; 98,5% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cư dân nơi cư trú; giảm 2% hộ nghèo của cả nước, trong đó các huyện nghèo giảm 4% so với cuối năm 2012; hỗ trợ kịp thời, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai, bão lụt, mất mùa…

Chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng đề nghị Bộ và ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội nhất là trong xây dựng thể chế, văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, các đơn vị trực thuộc. Nâng cao năng lực dự báo, nhất là dự báo về lao động, nhu cầu lao động; nâng cao năng lực cung cấp thông tin, giải trình, giải đáp về các vấn đề mà người dân và dư luận xã hội quan tâm.

Tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu các tiêu chí đánh giá về hộ nghèo để có các hình thức hỗ trợ phù hợp, đúng đối tượng. Bên cạnh đó cần tiếp tục có các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ các hộ cận nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.

Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề ở khu vực nông thôn theo hướng gắn liền với công việc người dân đang làm để họ có kiến thức tốt hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn. Đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 cũng như tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về dạy nghề. Tiếp tục quan tâm thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, lưu ý rà soát để không bỏ sót các đối tượng có công với cách mạng mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước, quan tâm thực hiện công tác quy tập hài cốt liệt sĩ khi đang làm nhiệm vụ ở Lào, Campuchia.

Quản lý chặt chẽ việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hướng lựa chọn thị trường, tạo điều kiện thuận lợi đề người lao động có thu nhập cao khi đi xuất khẩu lao động cũng như quản lý chặt chẽ, hiệu quả người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định những kết quả đạt được trong lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội đã đóng góp quan trọng vào sự ổn định xã hội. 
Nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với với các Bộ, ngành địa phương trong chăm lo Tết cho người dân, nhất là các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, đảm bảo cho nhân dân đón xuân mới đầm ấm, vui tươi, an toàn và lành mạnh.

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 10%

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết, trong năm 2012, với những nỗ lực của toàn ngành, các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch về lao động, người có công và xã hội tiếp tục có chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực.

Năm 2012 đã giải quyết việc làm mới cho 1,52 triệu người (đạt 95% kế hoạch). Tổ chức được trên 600 phiên giao dịch việc làm ở 43 tỉnh, thành phố với tần suất giao dịch tăng gấp 1,2 lần so với năm 2011.

Trong năm 2012 đã tuyển mới dạy nghề cho trên 1,493 triệu người, đạt 78,6% kế hoạch. Hệ thống dạy nghề tiếp tục phát triển theo hướng xã hội hóa. Đến cuối năm 2012 cả nước có 151 trường cao đẳng nghề (trong năm 2012 thành lập thêm 5 trường) trong đó có 95 trường công lập, 18 trường thuộc doanh nghiệp nhà nước; 38 trường tư thục; 307 trường trung cấp nghề; 869 trung tâm dạy nghề (trong năm 2012 thành lập mới 11 trung tâm). Các hoạt động dạy nghề tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm.

Việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công kịp thời, đầy đủ với trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho gần 1,5 triệu người có công với cách mạng; điều chỉnh nâng mức trợ cấp người có công từ ngày 1/5/2012 theo Nghị định số 47/2012/NĐ-CP của Chính phủ (tăng 27,58%); tổ chức điều dưỡng luân phiên cho trên 290.000 người; nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung cho khoảng 1.000 thương binh nặng; thực hiện chính sách chỉnh hình-phục hồi chức năng cho trên 12.500 thương binh, thân nhân người có công. Công tác giảm nghèo bền vững được thực hiện đồng bộ, chương trình hỗ trợ giảm nghèo với 62 huyện nghèo tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, tập trung đầu tư cho vùng khó khăn, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước tính đến cuối năm 2012 còn khoảng 10%, giảm 1,76% so với cuối năm 2011.

Công tác bảo trợ xã hội được chú trọng, thực hiện bảo trợ thường xuyên tại cộng đồng cho 2,65 triệu người; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 2,53 triệu người. Hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội tiếp tục được củng cố, nâng cấp từ nhiều nguồn kinh phí, tăng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ cho đối tượng; phát triển thêm 20 cơ sở bảo trợ xã hội (2 cơ sở công lập, 18 cơ sở dân lập) đưa tổng số cơ sở bảo trợ xã hội cả nước lên 432 cơ sở (270 cơ sở công lập, 158 cơ sở dân lập)…

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn còn một số hạn chế như: thực hiện chương trình công tác, một số đề án chuẩn bị còn chậm; chỉ tiêu tuyển mới dạy nghề đạt thấp; nguồn lực đầu tư cho dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế; đời sống người lao động, hộ nghèo, đối tượng xã hội còn nhiều khó khăn; tệ nạn ma túy, mại dâm diễn biến phức tạp.

Tại các đầu cầu của Hội nghị, lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Đồng Nai… đề nghị Trung ương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục dành sự quan tâm hơn nữa cho công tác giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; tập trung nguồn lực vào hiện các sách sách giảm nghèo đối với những địa bàn nghèo; nâng mức hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo; đầu tư nâng cấp các cơ sở bảo trợ xã hội; tăng cường công tác thông tin về lao động, việc làm.

Các đại biểu cũng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (sửa đổi), đặc biệt cần làm rõ những vấn có thể phát sinh trong thi hành Bộ luật Lao động sửa đổi như vấn đề liên quan đến hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi lao động…

Theo VGP News

29 thg 12, 2012

Nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng - Đâu là sự thật?

Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”


Sự thật Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang
Sự thật Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang

…SỰ THẬT RA SAO?


Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác - lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. (Khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là Chủ tịch Tỉnh. Đồng chí Thiếu tá Quỳnh - Trợ lý Tuyên huấn Tỉnh đội - đã bố trí cho tôi phỏng vấn Chủ tịch Tỉnh về công tác quân sự địa phương và việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Và cũng suốt từ ấy đến nay tôi không có một cuộc tiếp kiến nào khác với ông). Hơn 20 năm sau trở lại Kiên Giang, tôi thấy nơi đây đã thay đổi quá nhiều. Rạch Giá thời đó còn là thị xã, ngày nay đã trở thành thành phố. Ngày ấy Rạch Giá chỉ có bến xe ôtô, bến tàu biển; bây giờ đã có cả sân bay. Từ bến xe đi về các ngả, lúc đó phương tiện chủ yếu là xe lôi và Honda ôm. Bây giờ ở bến nào cũng thấy taxi nườm nượp. Bất giác tôi bỗng thấy nao nao nhớ về ký ức xe lôi thời ấy. Ngắm nhìn đường phố sạch đẹp và thoáng đãng, tôi cảm nhận rõ một quang cảnh thật thanh bình.

Cùng đi với tôi là anh bạn thân ở Sài Gòn nhưng rất thông thạo Rạch Giá - Kiên Giang. Chúng tôi tìm đến số nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực một cách chẳng khó khăn gì. Đường Nguyễn Trung Trực trước đây chỉ là một con đường nhỏ nằm trong lòng Rạch Giá; bây giờ trở thành con phố đường đôi huyết mạch rộng rãi, phong quang. Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc. Có phải cái “lâu đài” đang lan truyền gây xôn xao dư luận ấy chính là đây? Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?...

Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi. Số nhà 1108 này chính là địa chỉ ngôi nhà của người em trai út và thân mẫu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang sinh sống ở Kiên Giang - miền quê nơi ông sinh trưởng. Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…

Toàn bộ khuôn viên này theo con mắt ước tính của tôi chỉ cỡ năm sáu trăm mét vuông là “kịch đường tàu”, chứ không phải tọa lạc trên diện tích tới hơn 4.000 m2 như đồn thổi! Qua xác minh tôi được biết, vào khoảng những năm 1980, nơi đây vốn là một xưởng sản xuất nước mắm của tư nhân rất ô nhiễm. Con lộ khang trang nơi mặt tiền bây giờ, ngày ấy chỉ là một con đường xấu xí và nhỏ hẹp. Lúc bấy giờ, Thủ tướng ngày nay đang là Bí thư ở huyện Hà Tiên. Mẹ và em trai của Thủ tướng là Tư Thắng đã mua mảnh đất này với thời giá lúc đó “rẻ như bèo” và được cấp đầy đủ quyền sử dụng. Như thế là thông tin mảnh đất này là đất thu hồi từ đất ruộng của dân rồi qui hoạch… thật sự chỉ là sự thêu dệt!

Tiếp tục quan sát từ ngoài vào trong tôi thấy: Chiều dài mặt tiền của khuôn viên ước tính chỉ khoảng ba, bốn chục mét. Một bờ tường bao nơi mặt tiền cao trên dưới 3 mét, ốp vật liệu bình thường chứ không hề thấy một loại vật liệu quý nào. Phía ngoài tường bao là một rặng cau cao vút. Toàn bộ khuôn viên được chia dọc làm hai phần, từ đường nhìn vào thì bên tay trái là nhà ở, và bên phải là nhà thờ. Lối chính vào nhà là một cái cổng quá đơn sơ, lợp ngói thô. Một mảnh sân nho nhỏ ước chừng vài chục mét vuông không thấy có kiến trúc gì tạo dựng hay trang trí cảnh quan mang tính mĩ thuật. Căn nhà ở của gia đình được xây một trệt, một lầu, hết sức bình dị như trăm ngàn ngôi nhà khác trên khắp phố phường Việt Nam. Hoàn toàn không có một chút kiến trúc hay vật liệu gì quí giá theo hình mẫu, phong cách và dáng dấp của các loại biệt thự đương thời. Bước chân vào phòng khách tại tầng trệt, đi qua phòng của mẫu thân Thủ tướng rồi xuống nhà bếp của gia đình tôi thấy thật sự ngỡ ngàng. Phòng khách chỉ rộng chừng ba chục mét vuông, chỉ có một bộ sa-lông gỗ rất mộc mạc. Tôi đã từng đến nhiều phòng khách đẹp lộng lẫy của không ít anh em bè bạn. Trước khi bước vào phòng khách này tôi cũng mường tượng như vậy. Nhưng quả là nhầm to! Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Thân mẫu của Thủ tướng năm nay đã 87 tuổi hiện đang sống trong căn nhà này. Tôi không thể ngờ rằng căn phòng đang sinh sống của thân mẫu Thủ tướng lại đơn sơ, mộc mạc và bình dị đến mức thật khó tin!

Cổng chính ngôi nhà 1108
Cổng chính ngôi nhà 1108

Kề bên căn nhà ở là nhà Thờ của gia đình nằm chung trong một khuôn viên, có cổng riêng. Quan sát toàn cảnh nhà thờ tôi thấy: Đó là một ngôi nhà gồm 3 gian, 3 tầng mái truyền thống, tọa lạc cuối khuôn viên, được xây dựng trên cốt nền cao, gồm 9 bậc thềm, đá lát là loại đá xanh bình thường. Tôi sải bước đo chiều dài áng chừng chỉ 10m, chiều ngang sâu khoảng 5m. Nhẩm tính tổng diện tích ngôi nhà thờ chỉ vào khoảng 50m2. 3 gian trong nhà thờ, mỗi gian được đặt một ban thờ. Ban chính giữa là ban thờ gia tiên, trên cùng là thờ ảnh Bác, tiếp phía dưới là di ảnh phụ thân rồi đến di ảnh người chị của Thủ tướng. Thân phụ của Thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Thử (tức Mười Minh), chính trị viên Tỉnh đội Kiên Giang, hi sinh trong một trận Mỹ ném bom B52 vào ngày 16/4/1969.

Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ - tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang - đồng đội của thân phụ Thủ tướng - cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969. Quan sát kĩ thêm tôi thấy: Ban chính phía trên nóc có một chùm đèn và dưới là một chiếc sập gỗ cũng quá đơn sơ mộc mạc. Hai bên phía hồi nhà thờ ngay lối cửa ra vào là 2 lọ lục bình lớn nom y hệt bằng đồng nhưng kỳ thực chỉ là 2 bình đất nung, sản vật của Vĩnh Long. Toàn bộ hệ thống cửa chính hoàn toàn là gỗ mộc, đã hư hỏng, xuống cấp. Quan sát hết lượt từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài tôi chẳng thấy có một vật dụng gì được cho là quí giá! Còn ở ngoài khuôn viên phía trước nhà thờ chỉ thấy toàn là cây cau, xoài, mít và vài cây đại nhỏ, không hề có một cây cảnh đắt tiền hay quí hiếm nào cả. Qua kiểm chứng, ngôi nhà thờ này được anh em trong gia đình Thủ tướng xây dựng vào khoảng năm 2000.

Bia thờ Liệt sĩ tại khuôn viên nhà thờ
Bia thờ Liệt sĩ tại khuôn viên nhà thờ

Như vậy là đích thân tôi đã “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” và hoàn toàn không hề thấy có “lâu đài xa hoa” nào như dư luận loan truyền, đồn thổi! Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! Trong khoảng thời gian ở Kiên Giang tôi cũng đã đến thăm và thắp hương ở Đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đến đây tôi mới sáng tỏ rằng việc đồn thổi "Nhà Thờ họ" của Thủ Tướng "nguy nga gấp nhiều lần Đình Thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực" sự thật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu!. Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!”

SỰ THẬT NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?


Sau khi đã thực hiện xong cuộc thị sát tường tận, tôi rời Rạch Giá về Sài Gòn trên một chuyến xe khách tốc hành. Định bụng lên xe là “đánh” một giấc nhưng tiếc thay vớ phải chiếc vé nằm tầng 2, lại ở phía cuối xe nên cứ bị lay lắc như đánh võng. Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ…

Mộ thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại nghĩa trang liệt sỹ Kiên Giang
Mộ thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại nghĩa trang liệt sỹ Kiên Giang

Trước khi thực hiện cuộc hành trình tìm kiếm sự thật, một anh bạn rất thân đã gay gắt phê phán tôi rằng: “Bao nhiêu việc lớn sao không quan tâm vào cuộc, hà cớ gì mà phải mất thời giờ cho một việc nhỏ nhoi như thế!” Nhưng lương tâm chức nghiệp đã mách bảo tôi rằng: “Việc tuy nhỏ nhưng nếu không minh bạch ắt đủ khiến lòng người ly tán! Họa lớn âu cũng khởi nguồn từ những đốm lửa nhỏ! Bởi vậy, sự việc dẫu nhỏ hay lớn cũng đều cần tới sự quang minh!” Nói tới chuyện nhà thờ - Thờ Tự - tức là nói tới việc tâm linh. Phàm đã là việc tâm linh thì không thể nói không thành có hoặc nói có thành không được. Câu chuyện về “Nhà thờ Họ” của Thủ tướng đang được công luận loan truyền đã thực sự gây hoài nghi, bức xúc trong dư luận, vì thế rất cần được kiểm chứng, phân minh.

Tôi đã được trực tiếp chứng kiến sự thật! Và sự thật ấy đã khiến tôi phải ngỡ ngàng bởi nó hoàn toàn trái ngược với những thông tin được loan truyền trong đời sống dư luận suốt bấy lâu nay. Sự thật ấy đã nói lên điều gì và đã tác động ra sao trong đời sống xã hội? Không còn nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ những thông tin xấu độc được bịa đặt, từ đồn đại đã được thêu dệt và thổi phồng tạo thành một “sự thật giả dối”! Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo. Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo giắc sự bất an trong đời sống… Hơn thế nữa, cái “sự thật giả dối” ấy đã bóp méo hình ảnh của người đứng đầu Chính phủ, gây nghi kỵ, phân hóa, chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và khiến lòng tin của nhân dân bị hao tổn. Nguy hiểm hơn nữa đó là, từ sự giảm sút niềm tin vào người lãnh đạo đất nước tới việc đánh mất niềm tin vào chế độ, ranh giới chỉ là “trong gang tấc”. Và càng trở nên nguy hiểm bởi trong khi đất nước đang cần trên dưới một lòng thì lại “mắc ngay vào bẫy” của các thế lực thù địch một cách vô cùng ấu trĩ…

Tôi vừa đọc một bài báo mới đây của nhà báo lão thành Hữu Thọ. Ông viết rằng: “Chiến đấu cho thông tin sự thật và nhanh chóng công bố thông tin là cuộc chiến đấu sinh tử trong cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt hiện nay. Thông tin sai là thua mà thông tin chậm, cũng là thua!” Và “…Không chỉ nói sự thật mà phải tới sự “chân thật” - tức là sự thật phải được phản ánh “đúng hiện thực khách quan” – chân thật tức là bản chất của sự thật! Ông kết luận: “Thông tin sai sự thật có nhiều loại, có số ít do bịa đặt, thêm bớt là sai phạm nặng nề nhất về mặt đạo đức của người làm báo… Có trường hợp thông tin “sai sự thật” do suy diễn chủ quan dẫn đến sự thật bị thổi phồng, bóp méo cũng không còn là sự thật như nó vốn có, gây hiểu lầm tai hại trong xã hội” (theo Tạp chí Tuyên Giáo số tháng 12/2012)…

Trước lúc trở về TP. Hồ Chí Minh tôi đã đến thắp nhang ở Nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang. Mộ các liệt sĩ hàng hàng, lớp lớp quần tụ uy nghi. Người quản trang đã đưa tôi đến thắp hương trên mộ phần của thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mộ của thân phụ Thủ tướng nằm đây, hết sức khiêm nhường hòa lẫn cùng hàng cùng lối với các liệt sĩ đang an giấc ngàn thu. Người quản trang kể với tôi rằng: Đã không ít lần lãnh đạo các khóa của tỉnh Kiên Giang có nguyện vọng muốn di dời mộ phần của Thân phụ Thủ tướng vào khu an táng các quan chức lãnh đạo được qui hoạch ở một khu riêng gần đó, trước hết là để tỏ lòng thành kính; sau nữa là được khang trang hơn. Song cứ mỗi lần nhắc đến, Thủ tướng đều nhất quyết một mực rằng: “Bố tôi sống, chiến đấu cùng đồng đội, nay hãy cứ để yên cho ông được an nghỉ bên đồng đội của ông!” Giây phút đứng đây - tại Nghĩa trang liệt sĩ này - tôi chợt nhớ tới lời hứa của Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội mới rồi: “… Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc… tất cả vì Tổ quốc, Nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”. Điều đó đã gieo vào tôi một niềm tin vững chãi, cũng như sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân rằng: Sứ mệnh của Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà - tức chế độ này!

NGỌC NIÊN
Hà Nội, đêm 22 tháng 12 năm 2012

Công luận loan truyền


Xung quanh thông tin đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng ngôi “Nhà thờ Họ” nguy nga ở Kiên Giang, suốt lâu nay đã được loan truyền râm ran và trở thành một đề tài nóng thu hút sự quan tâm của công luận. Nguồn tin khởi đầu được tung ra bởi một số mạng thông tin không chính thống. Rồi tiếp tục xuất hiện cả một số đơn thư được lan truyền đã len lỏi tới đông đảo công chúng; càng khiến dư luận không ngớt xì xầm, bàn tán. Theo các thông tin được mô tả thì: Ngôi nhà thờ này là một lâu đài đồ sộ, sang trọng gấp nhiều lần Nhà Thờ họ Hồ ở Nghệ An; nguy nga hơn cả Đền thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; được tọa lạc trên khuôn viên rộng tới hơn 4.000m2 với quy mô rất hoành tráng, số tiền đầu tư xây dựng trị giá tới hơn 40 tỉ đồng. Đặc biệt, khuôn viên hơn 4.000m2 này là đất thu hồi của người dân địa phương. “Nhà thờ Họ” này đã và đang trở thành “Bia miệng” trong dân chúng Việt Nam… Sức nóng của dư luận đã khiến không ít cán bộ lão thành cách mạng phẫn nộ, dân chúng hoài nghi và có người đã phải thốt lên rằng: “Ai đời đương kim Thủ Tướng mà lại làm cái việc xa hoa đến thế!” Nhà báo vốn có đặc tính là luôn “săm soi” các nguồn tin nên tôi đã được chứng kiến không ít cuộc luận bàn xung quanh câu chuyện “Nhà thờ Họ” của đương kim Thủ tướng. Bản thân tôi đã có lúc thấy rất hoài nghi và thiếu tin cậy về những thông tin loan truyền ấy. Có một số người cũng nói với tôi rằng đó chỉ là sự đồn thổi, bịa đặt: “Làm gì có lâu đài, biệt điện nào! Chẳng qua chỉ là chuyện thêu dệt nhằm bôi đen lãnh đạo, gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và kích động lòng dân…” Nhưng sự hoài nghi trong tôi lại lập tức bị tan biến bởi có không ít lời khẳng định như đinh đóng cột với tôi rằng họ đã trực tiếp mắt thấy tai nghe: “Không tin ông cứ đến TP. Rạch Giá, gặp bất cứ ai, từ anh xe ôm cũng đều đàm tiếu vanh vách!”

Là người cầm bút, trước một sự việc tuy đang rất “bán tín bán nghi” - nhưng quả thực nó tác động mạnh đến dư luận xã hội, đến tâm trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân là điều có thật - đã thực sự làm tôi trăn trở. Và chính vì điều đó đã thôi thúc khiến tôi quyết định phải thực hiện một cuộc hành trình để kiếm tìm sự thật!? Vào đầu tháng 12 năm 2012, nhân có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh công tác tôi đã quyết định “phi” xuống Kiên Giang để đích thân “mục sở thị” xem hư thực ra sao!?

24 thg 12, 2012

“Bên thắng cuộc” của Huy Đức: Nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu



"Bên thắng cuộc" của Huy Đức: Nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu
“Bên thắng cuộc” của Huy Đức: Nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu
Trong bài Bên thắng cuôc – Vì sao tôi viết?, Huy Đức viết:
“Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ”; “Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Gần như không mấy ai để ý đến câu nói đó của Tuấn Khanh, nhưng tôi thì cứ bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách”; “Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc”.
Những sự thật quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước ai cũng muốn biết, có điều những chuyện con con liên quan đến chính bản thân ta đây còn bị xiên xẹo tùm lum thì những sự thật lớn lao đâu dễ biết được.
Trong triết học, có cái tận mắt ta nhìn thấy cứ tưởng là sự thật nhưng lại không phải, bởi nó là hiện tượng chứ không phải bản chất. Như than chì và kim cương, người không biết cứ tưởng là hai chất khác nhau, nhưng thực chất chúng lại cùng là các bon. Có những chuyện người thật việc thật vẫn không phải là sự thật bởi chúng chỉ là những mẩu của sự thật mà thôi. Trong khi đó với tôi, sự thật cũng vẫn chưa phải là lịch sử, không phải cái sự thật nào cũng là lịch sử, bởi với mênh mông sự thật trong đời sống thì lịch sử nào chứa cho đủ?
Vậy lịch sử là gì?
Có lẽ chỉ sự thật nào có thể trở thành văn hóa, những sự thật chủ chốt, bao quát, có thể nói lên được bản chất của vấn đề, giúp cho hậu thế những bài học bổ ích thì sẽ thành lịch sử. Tất nhiên không chỉ có những bài học về sự thành công mà có cả những bài học về sự thất bại. Vì vậy những từ “minh triết”, “hiền minh” là đúng nhất dùng để chỉ những phẩm chất cần phải có của một nhà viết sử. Người ta cần phải thấu suốt hết mọi lẽ, với tấm lòng thiện đức, thì mới có thể viết được sử.
Còn Huy Đức cũng có tham vọng viết sử thì có cái gì?
Đó là một chú bé sau giải phóng bị lóa mắt bởi: “Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe … Những chiếc máy Akai, radio cassettes”. Từ đó thấy: “Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi”.
Tôi khi ấy gần như thuộc lớp bộ đội sau cùng, cũng kịp trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Từ rừng về tôi cũng thấy SG to đẹp, nhưng có lẽ tôi là số rất ít bộ đội không đi lùng mua khung xe đạp, búp bê, radio cassettes, mà cái mong ước lớn nhất của tôi lúc ấy là được về thăm nhà và được vào đại học, chỉ thế thôi!
Huy Đức, đến tận 1983 mới “có một năm huấn luyện ở Sài Gòn… Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù, đã kiệt quệ sau 8 năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh””, để rồi với cách nhìn ấy đã viết nên cuốn sách: “Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”.
Đó thực sự là cách nghĩ từ một cái nhìn thiển cận. Và với cách nhìn ấy, cái nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu như thế thì sẽ viết được cái gì?
Trước khi phân tích cụ thể, ta thử xem qua dư luận về cuốn sách của Huy Đức.
Thật kỳ lạ cả phía “ta” lẫn “địch” đều có người chê Huy Đức dữ dội thì có nhóm nhỏ “xuất thân việt cộng” nhưng đang làm thuê cho những ông chủ thuộc “thế giới tự do” thì rất ca ngợi cách nhìn lộn ngược của Huy Đức.
Trong bài ĐỌC “BÊN THẮNG CUỘC” CỦA HUY ĐỨC Posted on 10.12.2012 by nguyentrongtao , ông GS TRẦN HỮU DŨNG, con Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp nguyên là bác sĩ riêng của Bác Tôn, một người đang dạy học bên Mỹ, viết:
“Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết… Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản. Huy Đức là một trong số rất ít (có thể đếm trên ngón một bàn tay!) ký giả Việt Nam hiện nay có khả năng nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, và nhất là có biệt tài tạo sự tin cẩn ở những người được phỏng vấn về những sự kiện vô cùng “nhạy cảm”, thậm chí “thâm cung bí sử”… “Bên Thắng Cuộc” lột trần nhiều “huyền thoại” về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Trần Hữu Dũng cũng viết: “Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp đổ… chỉ có thể dùng hai chữ “tuẫn tiết” chứ không thể có từ nào hay hơn”.
Việc Trần Hữu Dũng khen Huy Đức dùng chữ “tuẫn tiết” để ca ngợi dũng khí của mấy người tự sát, vậy phải chăng đó cũng là cách gián tiếp chê gần một triệu người lính chế độ cũ khác không tự sát là hèn nhát? Còn tôi thấy mấy vị tự sát chẳng cần phải uổng mạng như thế nếu các vị biết Nixon đã thể hiện quyết tâm của Mỹ dứt khoát bỏ rơi VNCH khi quát lên với Kissinger rằng (theo baomoi.com): “Tôi không biết liệu lời đe dọa đó có đủ không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ việc chết tiệt gì – hay cắt đầu hắn ta, nếu cần thiết” (I don’t know whether that threat goes far enough or not but I’d do any damn thing that is — or cut off his head if necessary) khi nói về việc TT Thiệu không muốn ký vào Hiệp định Paris. Đó cũng chính là cái lý do khiến tướng Nguyễn Cao Kỳ từng thốt lên: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”; rồi: Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”. Vậy thì các vị đã tuẫn tiết thì tuẫn tiết vì cái gì? Vì cái gì Huy Đức đã tôn vinh họ? Và vì cái gì Trần Hữu Dũng ca ngợi Huy Đức?
Nguyễn Giang, hiện là Trưởng Ban Việt Ngữ BBC, tra trên mạng thấy: “Name: Nguyen Giang. Born 1972 in Son La, Vietnam. High school and first year of law studies in Hanoi”, nghĩa là cũng là “con Việt cộng” ở Sơn La. Trên bbcvietnamese.com, trong bài Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’, Nguyễn Giang viết:
“Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn, và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.
… ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam…
Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động”.
Trong bài CÓ PHẢI MÁC LẠI LÀM KHỔ DÂN VĂN GIANG? phản bác TS Phạm Ngọc Cương ở Canađa, tôi đã viết: “Từ cái nhìn phi lịch sử, từ chỗ chê bai cuộc sống ở trong nước, ông Cương ca ngợi Canada, nơi ông là một kẻ tha phương cầu thực. Mọi chuyện ông nói đều đúng cả, nhưng đó chỉ là tư duy “phản xạ có điều kiện” của Pavlov, chứ không phải là cái nhìn biện chứng của một tư duy triết học”, thì có lẽ ông Giang, ông Dũng cũng giống như ông Cương thôi, cũng được những “điều kiện” ở Anh, ở Mỹ đã tạo ra những “phản xạ” trong nhận thức, nên các ông đã ca ngợi Huy Đức viết ngược như thế.
Ngẫm lại cái số phận thật tai quái, tôi đây mà cũng lại có lần “hân hạnh” được dùng tiệc cùng với “ông Trưởng ban” Giang nói trên và cả “nhà cách mạng Lê Công Định” nữa tại quán Nga trên đường Tôn Đức Thắng, Q1, TPHCM!
Ngược lại cái tư duy “phản xạ có điều kiện” nói trên, trên haingoaiphiemdam, một chứng nhân được Huy Đức cho vào “trang sử” của mình là Lê Quang Liễn, một Thiếu Tá Quân lực VNCH, đã phản đối Huy Đức:
“Một nhà báo chân chính phải viết cho sự thật, vì lương tâm thì đừng bao giờ gán, chụp cho những người vắng mặt những gì vì lợi ích cho bản thân, phe nhóm”.
MX Phạm Văn Tiền ĐĐ F Khóa 20 Đà Lạt:
“Kính thưa quý diễn đàn.
Gần đây dư luận xôn xao về một quyển sách của tác giả Huy Đức, người từ chế độ cộng sản viết về tài liệu lịch sử của cuộc chiến vừa qua. Qua quyển sách có tên là ” Bên thắng cuộc”, nhìn toàn diện tác giả dường như muốn diễn đạt và dẫn chứng những điều thật sự xảy ra sau cuộc chiến, nhưng sự thật đó lại là những điều không thật… Những dẫn chứng bịa đặt mặc dầu với những tên khác nhau, nhưng tác giả Huy Đức phải hoàn toàn chịu trách nhiệm những điều không có thật trong quyển sách của mình. Qua quyển sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức là những viên thuốc đắng có bọc đường”.
Ở đoạn này Huy Đức rất giống Bùi Tín. Bùi Tín từng “chiêu hồi”, cố công “lập công chuộc tội” nhưng vẫn bị chửi rủa lăng nhục, thậm chí có người còn tố cáo Bùi Tín giết người!
Về phía “ta”, trong bài Cóp nhặt ý kiến bình về “Bên thắng cuộc” . Về chuyện Huy Đức “tố cáo” nhà nước đầy đọa binh lính chế độ cũ sau giải phóng, bạn Pham Truong Son – truongsonnd2007@yahoo.com.vn viết:
“Các ông sang bờ bên kia đại dương đã gần 40 năm, mà vẫn còn rất nhiều tổ chức, hội đoàn, cá nhân ngày đêm kêu gào chống phá, lật đổ. Huống chi chiến tranh vừa kết thúc, quản lý rồi mà có khi các ông vẫn còn làm loạn ấy chứ, để các ông tự do thì không biết thế nào!”
Bạn Hoàng Việt Vũ:
“… Trại cải tạo là chuyện mà Nhà nước cần phải làm. Chủ yếu là để đảm bảo an ninh trật tự trong nước, tránh việc chống phá của các thành phần thuộc chế độ cũ trong hoàn cảnh khi mà nhà nước còn quá nhiều khó khăn, nếu phải chống cả thù trong lẫn giặt ngoài thì thành quả cách mạng sẽ đều bị sụp đổ.
Mặt khác, nếu so sánh giữa trại cải tạo của chế độ và những nhà tù chế độ cũ như nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc, công việc cuốc đất hằng ngày, tăng gia sản xuất, học tập chính trị có thấm gì so với những kìm kẹp, nhận nước, đóng đinh, cưa chân mà chế độ cũ đã gây ra đối với những người cách mạng.
Hãy nhìn xem, những người mà cha mẹ họ ra khỏi tù với hàng trăm vết thương, ra tù với đôi chân bị cưa 7 lần, những người thân tìm thấy xác của con cháu mình trên đầu vẫn còn hàng chục cây đinh dài cả chục cm. Họ mới là người có quyền căm thù, có quyền lên tiếng, nhưng họ vẫn im lặng và đặt lại quá khứ sang một bên, họ không quên đâu, họ vẫn nhớ, nhưng đối với họ tương lai thì quan trọng hơn nhiều cái quá khứ đau đớn ấy.”
Bạn Trần Hạ Long:
“Tôi định không viết nhưng thấy nhiều người than thở thở than theo ông Huy Đức quá nên cầm lòng không được
Này các bác, tôi là dân Bắc Kì đây, gia đình tôi có cả người từng làm làm ở hành chánh quốc gia đấy và từng làm dân biểu nữa, cũng đi học nhưng ở lại không vượt biên, cũng chả sao cả… Tôi kể các bác nghe nhá:
…Ông họ tôi là thiên chúa giáo dân, ông tôi chiến đấu chống Pháp tại Hà Nam, ông tôi là công dân nước Việt chống xâm lược nhưng chưa hề xâm lược nước Pháp nhưng nước Pháp vĩ đại mang ông tôi ra phơi nắng trong khi ông tôi bị thương nặng vì can tội “làm Việt Minh” và ông tôi chết trong đau đớn, nhưng còn hơn một số kẻ cúc cung vì nước Pháp thà làm trâu ngựa hơn làm người tự do…
…Thả tù binh xuống biển, bẻ răng đập hàm… không thủ đoạn đê hèn nào không làm… Nhưng các bác lờ tịt đi… muốn chối tội à. Tôi biết còn nhiều bác từng nhuốm máu nay tỏ ra cao đạo phê phán cộng sản, nhiều bác lính kiểng tỏ ra anh hùng.
Xin các bác nghĩ lại cho một ít”.
Còn với tôi, bộ sách của Huy Đức rất dày, riêng cuốn I đã hơn 800 trang, nên bài này tôi chỉ muốn chỉ cho Huy Đức biết thực chất cái “nền văn minh” của Miền Nam trước giải phóng là như thế nào thôi.
Như trong bài về HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY tôi đã viết:
“Về sự tươi đẹp của chế độ VNCH, Huỳnh Ngọc Tuấn cũng như không ít người từng ca ngợi và hay mang ra so sánh với Bắc Việt nghèo khổ, có điều họ không hiểu rằng, đó chỉ là “lợi nhuận” của việc chống cộng mà cư dân ở những vùng đô thị miền Nam được hưởng từ việc đánh đổi bằng máu của dân Bắc bởi “chiến tranh phá hoại” và máu của dân cư vùng nông thôn. Theo “Fire In The Lake” by Frances Fitgerald, Vintage Books, New York 1985, pp. 134-139, khi viết về Diệm, tác giả cũng viết: “Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thành phố ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương. (For him, the modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West)”.
Cụ thể trong Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam trên Wikipedia theo Nguyễn Nhật HồngTrưởng bộ phận B29:
“Toàn bộ tiền viện trợ và tiền giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam đánh Mỹ đều tập trung về một đầu mối là B29… Từ 1965 đến 1975, B29 đã tiếp nhận Sáu trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm ngàn đô la Mỹ (số tròn) (678.700.000 USD), trong đó hơn sáu trăm hai sáu triệu đô la là tiền viện trợ đặc biệt, hơn hai mươi bốn triệu đô la là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21 triệu đô la là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần bảy triệu rưỡi đô la là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng…”.
Tài liệu của CIA giải mật của Hoa Kỳ thì đưa ra những con số ước tính qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương đương 7 tỉ USD, trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự).
Còn Viện trợ quân sự Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa:
“Theo nguồn do Việt Nam thống kê thì tổng viện trợ cho VNCH từ 1954 đến 1975 là trên 26 tỷ USD. Theo nguồn của Hoa Kỳ thì tổng viện trợ Quân sự cho VNCH từ 1955 đến 1975 là 16,762 tỉ USD. Lưu ý số vũ khí và viện trợ trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chiến phí của Mỹ ở Việt Nam. Nó chưa bao gồm số vũ khí và chiến phí do quân đội Mỹ trực tiếp sử dụng trong giai đoạn tham chiến trực tiếp 1964-1973, mà theo thống kê là trên 141 tỷ USD chi phí trực tiếp, tương đương 686 tỷ USD theo thời giá 2008. Mặt khác, nhà kinh tế Steven ước tính tổng chi tiêu cuối cùng của Mỹ cho cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ lên tới 925 tỷ USD; gấp 3,8 lần chi phí của Mỹ trong thế chiến thứ nhất và chỉ đứng sau chi phí của Mỹ cho thế chiến thứ hai”.
Như vậy tổng chi phí của Mỹ cho chiến tranh VN gấp hơn 130 lần mà phía VNDCCH đã nhận được viện trợ. Vì thế cái “nền văn minh” mà Huy Đức thấy qua “Mấy chiếc xe đạp bóng lộn”“cặp nhẫn vàng chóe”“Những chiếc máy Akai, radio cassettes”; rồi: “rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc”v.v… đều có nguồn gốc từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở VN, kèm theo 58000 nhân mạng nữa, để rồi mất trắng trở về.
“Tiến sỉ Nguyễn Tiến Hưng đưa ra một vài thí dụ và dẫn chứng của sự kiện lịch sử tiêu biểu nhưng vô cùng đau đớn cho chánh quyến VNCH khi lệ thuộc Mỹ. Về kinh tế nội việc xin Mỹ viện trợ gạo là cả một vấn đế phức tạp, phiền toái mà trăm dâu đổ đầu tằm VNCH phải chịu. Cứ mỗi năm vào 16-5 mùa giáp hạt, thì kho gạo VN hết, từ tổng thống đến chánh phủ phải chạy đôn chạy đáo để cầu viện. Câu viện phải qua 6 bước. Xin Hành Pháp cấp, Quốc Hội chuẩn chi, giải quyết vận chuyễn,. Vận chuyễn theo luật viện trợ Mỹ phải đấu thầu chuyên chở. Ông Chủ tịch Ủy Ban chuẫn chì có công ty hàng hải “ bồ bịch” muốn công ty của mình được thầu. Làm không khéo, đổ bể các nhà thấu khác la lên thì VNCH mang tiếng xấu, mà không làm cho công ty bồ bịch của Ông thì chuẩn chi khó khăn hay bị cắt giảm. Chở gạo từ Louisiana lên San Fran, từ San Fran về VN. Nghiệp đoàn công nhân bốc dở biết Quân Đội ở Miển Trung đang cần gạo, họ hay đình công để làm tiền. Chánh quyền VNCH không thể trả tiền vòi vĩnh mà cũng không thể ngăn cản quyền đình công của nghiệp đoàn, trong khi Quân Đoàn I xếp hàng xe chờ gạo, lính gần hết quân lương. Chánh quyền phải nhờ các thương gia gạo dàn xếp. Đó là chưa nói gạo viện trợ về bán rẻ thiệt hại cho nông dân VN”.
Chính Nguyễn Văn Thiệu còn có những câu nói để đời rất hồn nhiên thừa nhận việc mình làm một ông Tổng thống “bù nhìn” như sau:
- Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng;
- Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!
Không chỉ lệ thuộc về kinh tế mà về chính trị chế độ của Nguyễn Văn Thiệu cũng hoàn toàn bị lệ thuộc. Khi Mỹ nhận ra sai lầm trong cuộc chiến ở VN, như việc “cắt lỗ” trong đầu cơ chứng khoán, chính phủ Mỹ đã “vắt chanh bỏ vỏ” Nguyễn Văn Thiệu không thương tiếc. Trong Nguyễn Văn Thiệu – Wikipedia tiếng Việt:
“trong thư của Tổng thống Nixon gửi ông vào ngày 16 tháng 1 có đoạn: “Tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần tôi sẽ làm đúng như nói trên một mình. Trong trường hợp đó tôi phải giải thích công khai rằng chính phủ của ông cản trở hòa bình. Kết quả sẽ là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ – và một sự thay đổi nhân sự trong chính phủ của ông khó mà nói trước”.
Trong bức thư đề ngày 6/10/1972, Nixon còn ngầm đe dọa: “Tôi yêu cầu ông cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968…”.
Henry Kissinger về sau trong hồi ký của mình đã cho rằng: “Nguyễn Văn Thiệu đã điều hành quốc sự theo một kiểu “tàn bạo”, “xấc láo”, “ích kỷ, độc ác” với những “thủ đoạn gần như điên cuồng” khi làm việc với người Mỹ”; Kissinger cũng tiết lộ rằng, khi nói về việc Nguyễn Văn Thiệu ngăn cản Mỹ ký hiệp định Paris, Tổng thống Nixon đã giận dữ thốt lên: “Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó không chịu chấp thuận. Ông hãy tin lời tôi.”
Một “nền văn minh” luôn tùy thuộc vào chế độ chính trị và tiềm lực kinh tế. Vì những lẽ trên đây mà người ta đã cho cuộc sống ở Sài Gòn trước 75 chỉ là “phồn vinh giả tạo”. Mà nền kinh tế ấy cũng lại:“ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện… và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường”.
Đó là những thông tin chỉ bấm một phát là ra trên Google, vậy mà Huy Đức đến tận bây giờ còn mù quáng thì thử hỏi còn tham vọng viết lách cái gì?
Còn cuộc sống ở ngoài bắc trước 1975, Huy Đức cần phải hiểu nếu không có chiến tranh, nếu miền Bắc không phải “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì Miền nam ruột thịt”thì chắc chắn mức sống 2 miền Nam, Bắc không quá chênh lệch như thế!
Cũng liên quan đến Kissinger, cũng về sự lệ thuộc nước ngoài, Lê Mai trong bài Ba bảo bối của Lê Đức Thọ viết về Lê Đức Thọ, một nhân vật mà Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho “Ông ý là nhà ngoại giao khổng lồ”; nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đánh giá là một “phái viên chiến lược toàn năng, có thể ví như một tướng quân tài ba thao lược” (VietNam.net); còn Huy Đức trong cuốn sách của mình đã cố công bôi đen hình ảnh của ông bằng những tư liệu không chính thống; nhưng thực tế, với Nguyễn Văn Thiệu, ta càng thấy nhục cho người Việt mình trước người Mỹ bao nhiêu thì với Lê Đức Thọ, ta lại càng tự hào bấy nhiêu. Lê Mai đã viết:
“Kissinger viết: “Tóc hoa râm, đường bệ, Lê Đức Thọ bao giờ cũng mặc bộ đại cán màu xám hoặc ma-rông. Đôi mắt to và sáng, ít khi để lộ sự cuồng tín đã thúc đẩy ông hồi mười sáu tuổi đi theo phong trào du kích cộng sản chống Pháp. Ông bao giờ cũng tỏ ra rất bình tĩnh, thái độ bao giờ cũng không có điều gì chê trách được, trừ một hai lần. Ông hoàn toàn biết ông muốn gì và phục vụ lý tưởng của ông một cách tận tụy và khéo léo”.
Kissinger dường như tin rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề VN là ở Mátxcơva và Bắc Kinh.
- Ngài cố vấn qua Bắc Kinh, Mátxcơva, chắc đã được các bạn của ngài thông báo về ý kiến của chúng tôi trong đợt đàm phán này – Kissinger khiêu khích.
- Bạn chúng tôi ủng hộ chúng tôi, nhưng không làm thay chúng tôi. Mấy năm qua các ông cứ chạy vay chỗ này chỗ kia, chỉ làm phức tạp thêm vấn đề. Trong một ván cờ, quyết định thắng thua phải là người trong cuộc, không có cách nào khác. Chúng tôi độc lập giải quyết vấn đề của chúng tôi – Lê Đức Thọ trả lời.
Khi Kissinger thông báo, Sài Gòn sẽ không ký, Lê Đức Thọ nói với Kissinger: “Năm năm nay không bao giờ ông để tôi tin ông lấy một lời. Ông hứa danh dự rồi chính ông lại dí ngay lời hứa đó xuống chân ông. Ông lật lọng hết mức”.
Kissinger bực lên và đáp:“Ông nói là lời của tôi vô giá trị, thế thì ngồi đây đàm phán làm gì. Tôi phải tính đến chuyện lần sau để người khác đàm phán với ông, tôi với ông không đàm phán với nhau nữa”.
Kể cũng lạ, đi đàm phán với đối phương là giáo sư Đại học Harvard lừng danh mà Lê Đức Thọ nhiều khi ứng xử như với cán bộ của mình, nghĩa là tiếng oang oang, chỉ mặt lên tay, thậm chí còn nói thẳng ra rằng Kissinger là kẻ nói láo!
Một hôm, trước bữa nghỉ ăn trưa, Kissinger nói với Lê Đức Thọ:
- Hiện giờ ông cố vấn đàm phán với tôi thì ông nói như mắng tôi; sau này kết thúc đàm phán, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình rồi, thì ông mắng ai?”.
Tóm lại, Bên Thắng cuộc là cuốn sách được Huy Đức viết rất kỳ công, chi li, nhưng những cái bình thường thì đều đã được đăng tải trên sách báo chính thống, còn những cái khác thường thì cũng đã đăng tải trên mạng. Riêng tôi thì còn biết hơn nhiều lần kể cả số lượng cũng như độ “ghê gớm” của những tư liệu, quan trọng là phải biết có cần viết ra hay không mà thôi. Chỉ có điều đặc biệt là Đức khoe do công việc nên đã được gặp và phỏng vấn nhiều nhà lãnh đạo và những cán bộ cao cấp, đảm bảo tính chính xác của thông tin, bởi đều là những chuyện người thật việc thật. Nhưng như tôi đã viết,dù đúng là chuyện người thật việc thật, nhưng nếu chỉ là cái nhìn chủ quan, phiến diện, cục bộ thì chỉ là những mẩu sự thật chứ chưa phải là sự thật. Mà Lịch sử lại cần phải được viết bởi sự minh triết để có thể bao quát thấu suốt, viết ra được bản chất sâu xa nhất của các sự kiện, để đời sau rút ra được những bài học bổ ích. Trong khi đó Bên thắng cuộc lại chỉ xoáy vào cái xấu, cái yếu kém, lại được nhìn nhận bằng một cái tâm tối trí thấp, nên cái mà Huy Đức viết ra không phải là lịch sử với ý nghĩa cao quý nhất của nó mà chỉ là những ghi chép sai lạc. Theo tôi, đây là cuốn sách rất nguy hiểm bởi cái vẻ khách quan, và thái độ điềm tĩnh khi liệt kê chi li các vụ việc; người có thành kiến, người ít hiểu biết và nhất là lớp trẻ rất dễ bị dẫn dắt để tin đó là sự thật!
Với những Chỉ thị về việc “Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, chắc chắn Huy Đức đã vi phạm. Phải chăng Huy Đức không sợ vì đã noi theo Herostratos (‘Ηρόστρατος), một thanh niên thời cổ đại, hy vọng sẽ trở nên nổi tiếng đã phóng hỏa đốt Đền thờ thần Artemis? Chắc không phải vậy, mà Huy Đức chỉ noi theo một số người ở chính nước ta đã nổi danh bằng cách nói ngược. Điển hình như bà Dương Thu Hương mà Đức đã coi như thần tượng từng nói là đã khóc như cha chết trong ngày giải phóng vì thấy đội quân chiến thắng của mình là đội quân man rợ. Có điều bà này cũng xạo, cũng là kẻ như các cụ nói là lá mặt lá trái, cơ hội, vì thực tế, ngày mới giải phóng bà ta không “khóc” mà đã viết truyện “Loài hoa biến sắc” cho “nền văn minh” của SG, cái “nền văn minh” đã làm lóa mắt Đức đó, chỉ là “Một lớp giấy trên chiếc rọ làm hình nhân bị xé rách. Một lớp váng dầu ngũ sắc bị khuấy tan trên mặt nước tù” mà thôi!
Cuốn Bên thắng cuộc còn rất nhiều vấn đề, nếu còn hứng viết, tôi sẽ viết tiếp.
TPHCM
24-12-2012